0901 728 872

Right
08 Th4 2018

Tìm hiểu về khái niệm,cấu tạo và cách thi công móng bè

Trong bài viết này, maunhadep902.com xin chia sẻ tới các bạn thông tin về cấu tạo móng bè cũng như một số lưu ý bạn cần biết. Móng bè được coi là một loại móng phức tạp và tốn kém nhất trong tất cả các loại móng.

1.Khái niệm móng bè

Móng bè là một loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu
Móng bè là một loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu

Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện.Móng bè là một loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồi bơi. Móng bè còn được sử dụng ở những khu nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch và lún không đều.

2. Cấu tạo của móng bè

Móng bè bao gồm bản phẳng, bản vòm ngực, kiểu có sườn, kiểu hộp
Móng bè bao gồm bản phẳng, bản vòm ngực, kiểu có sườn, kiểu hộp

Bản phẳng:

Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột

Bản vòm ngược

Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.

Kiểu có sườn

Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và cách thi công móng bè
Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và cách thi công móng bè

Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách:

  • Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng)
  • Sườn nằm trên bản.

Kiểu hộp

Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Thông thường kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Với phần này, cần sử dụng rất nhiều tép và thi công tương đối phức tạp. Giải pháp móng áp dụng cho nhiều nhà tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch).

3. Thi công móng bè

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị thi công móng bè
Giai đoạn chuẩn bị thi công móng bè

Khi làm bất cứ việc gì bạn cũng cần chuẩn bị một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Giai đoạn chuẩn bị càng kĩ càng bao nhiêu thì việc thi công móng bè càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Giai đoạn chuẩn bị thi công chính là giai đoạn đòi hỏi nhà thầu cần chuẩn bị một cách chu đáo toàn bộ công tác ban đầu.

– Đơn vị thi công

– Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Giải phóng mặt bằng
  • San lấp mặt bằng

– Chuẩn bị nguyên vật liệu, các loại máy móc thiết bị thi công

Đào đất hố móng

Đào đất hố móng
Đào đất hố móng

Công việc này xác định diện tích thi công theo bản vẽ công trình. Trên diện tích đất thi công đã được giải phóng và san lấp mặt bằng, nhà thầu cần tiến hành các công tác đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.

Xây tường móng

Xây tường móng
Xây tường móng

Đổ bê tông giằng

Với móng bè, bê tông được đổ theo lớp, mỗi lớp dày từ 20cm đến 30cm
Với móng bè, bê tông được đổ theo lớp, mỗi lớp dày từ 20cm đến 30cm

Lưu ý bê tông cần được trộn theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng của từng thành phần cũng như được tiến hành đúng quy định về cách nhào trộn và chất lượng bê tông đảm bảo chất lượng công trình.

Xem thêm:

Chất lượng của bê tông móng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cả công trình. Chính vì vậy khi thực hiện đổ bê tông giằng cần hết sức chú ý, cần thực hiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Với móng bè, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20cm – 30cm. Để có thể đảm bảo cho sự liên kết giữa các lớp bê tông, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông

Móng bê tông cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm.
Móng bê tông cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm.

Sau khi đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần được bảo dưỡng trước những tác động khí hậu của môi trường tự nhiên. Móng bê tông cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm.

 

 

04 Th4 2018
Tìm hiểu cấu tạo của móng bè

Tìm hiểu cấu tạo của móng bè

Trong bài viết này, maunhadep902.com xin chia sẻ tới các bạn thông tin về cấu tạo móng bè cũng như một số lưu ý bạn cần biết. Móng bè được coi là một loại móng phức tạp và tốn kém nhất trong tất cả các loại móng.

1.Cấu tạo của móng bè

Tìm hiểu cấu tạo móng bè
Tìm hiểu cấu tạo móng bè

Bản phẳng:

Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột

Bản vòm ngược

Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.

Kiểu có sườn

Cấu tạo của móng bè gồm nhiều phần khác nhau
Cấu tạo của móng bè gồm nhiều phần khác nhau

Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách:

  • Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng)
  • Sườn nằm trên bản.

Kiểu hộp

Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Thông thường kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Với phần này, cần sử dụng rất nhiều tép và thi công tương đối phức tạp. Giải pháp móng áp dụng cho nhiều nhà tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch).

2. Một số lưu ý khi thi công móng bè

Việc điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi
Việc điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi

Khi thi công móng bè, bạn cần hết sức lưu ý việc điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi. Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên.

Xem thêm:

Bạn có thể bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng rẽ.Tùy thuộc vào mục đích của người thiết kể, mà các thợ thi công có thể bố trí theo đường lối hoặc bố trí sao cho điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè.

3. Một số sai lầm khi thiết kế thi công móng bè

Nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng.
Nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng.

Theo quan điểm thiết kế móng bè thông thường ở nước ta, thường coi toàn bộ tải trọng công trình do các cọc tiếp nhận. Đóng góp của đài cọc thường bị bỏ qua, kể cả khi đáy dài tiếp xúc với đất nền. Đây là quan điểm thiết kế rất thiên về an toàn, vì thực tế đài có truyền một phần tải trọng xuống đất nền.

Thực chất, quan điểm trên có thể áp dụng khi thiết kế những nhóm cọc nhỏ, có kích thước đáy đài không đáng kể so với chiều dài cọc. Chính vì vậy mà vùng ứng suất tăng thêm trong nền do áp lực đáy đài gây ra nhỏ, ít ảnh hưởng đến sự làm việc của các cọc.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng.

23 Th3 2018
cấu tạo của móng băng và móng bè

Bạn đã biết cấu tạo của móng băng và móng bè?

(Maunhadep902.com) Móng băng và móng bè là một trong những loại móng nhà được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vậy cấu tạo của móng băng và móng bè như thế nào? Chúng có điểm gì khác nhau? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây đến từ 902 Studio nhé!

1. Cấu tạo móng băng

cấu tạo của móng băng và móng bè

Trong xây dựng nhà ở dân dụng, loại móng này hay được dùng nhất bởi vì nó lún đều và dễ thi công hơn móng đơn. Hơn nữa, giá thành cũng tương đối vừa phải. Tuy vậy, kiến trúc sư khuyên bạn chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng lớp đất  <1.5 m để tiết kiệm chi phí, còn >1.5 m2 thì nên dùng các loại móng bè thì chi phí sẽ rẻ hơn.

Thêm nữa, nếu bạn có ý định xây nhà trên 3 tầng thì nên dùng móng băng, từ 2 tầng đổ lại thì móng bè có thể là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí.

cấu tạo của móng băng và móng bè
Hình ảnh thi công móng băng

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn. Đối với những nền đất yếu, thường có độ lún không đều thì ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

Cấu tạo móng băng:

– Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

– Lớp bê tông lót dày 100mm.

– Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).

– Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).

– Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Trong xây dựng, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Xem thêm:

2. Cấu tạo móng bè

cấu tạo của móng băng và móng bè
Hình ảnh thi công móng bè

Ở những nơi có nền đất yếu, dùng móng bè sẽ là phương pháp an toàn nhất bởi đây là loại móng nông, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Móng bè khi được thi công sẽ trải rộng móng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dải dài, caro hay đơn lẻ cũng được. Khi thi công loại móng này trên nền đất yếu, trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều, khiến tải trọng công trình cũng được giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún.

cấu tạo của móng băng và móng bè

Cấu tạo móng bè:

Móng bè bao gồm một lớp bê tông lót móng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.

– Lớp bê tông lót dày 100mm.

– Chiều cao bản móng phổ thông: 200mm.

– Kích thước dầm móng phổ thông: 300×700(mm).

– Thép bản móng phổ thông: 2 lớp thép Φ12a200.

– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.

3. Một số loại móng khác bạn đã biết?

Móng đơn

Trong xây dựng, móng đơn được hiểu là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, hình chữ nhật, tám cạnh, hình tròn,… Móng đơn có thể là loại móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

Móng cọc

Đúng với tên gọi của nó, móng cọc là loại móc có cọc và đài cọc, được sử dụng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Trên đây chúng tôi đã liệt kê hết toàn bộ cấu tạo của móng băng và móng bè. Bạn hãy ghé thăm chuyên mục tin tức để cập nhật thêm vô số những thông tin, kiến thức bổ ích nhất về xây dựng mà bạn có thể cần nhé!