Bạn đã biết cấu tạo của móng băng và móng bè?
5 (100%) 1 vote

(Maunhadep902.com) Móng băng và móng bè là một trong những loại móng nhà được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vậy cấu tạo của móng băng và móng bè như thế nào? Chúng có điểm gì khác nhau? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây đến từ 902 Studio nhé!

1. Cấu tạo móng băng

cấu tạo của móng băng và móng bè

Trong xây dựng nhà ở dân dụng, loại móng này hay được dùng nhất bởi vì nó lún đều và dễ thi công hơn móng đơn. Hơn nữa, giá thành cũng tương đối vừa phải. Tuy vậy, kiến trúc sư khuyên bạn chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng lớp đất  <1.5 m để tiết kiệm chi phí, còn >1.5 m2 thì nên dùng các loại móng bè thì chi phí sẽ rẻ hơn.

Thêm nữa, nếu bạn có ý định xây nhà trên 3 tầng thì nên dùng móng băng, từ 2 tầng đổ lại thì móng bè có thể là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí.

cấu tạo của móng băng và móng bè
Hình ảnh thi công móng băng

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn. Đối với những nền đất yếu, thường có độ lún không đều thì ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

Cấu tạo móng băng:

– Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

– Lớp bê tông lót dày 100mm.

– Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).

– Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).

– Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Trong xây dựng, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Xem thêm:

2. Cấu tạo móng bè

cấu tạo của móng băng và móng bè
Hình ảnh thi công móng bè

Ở những nơi có nền đất yếu, dùng móng bè sẽ là phương pháp an toàn nhất bởi đây là loại móng nông, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Móng bè khi được thi công sẽ trải rộng móng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dải dài, caro hay đơn lẻ cũng được. Khi thi công loại móng này trên nền đất yếu, trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều, khiến tải trọng công trình cũng được giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún.

cấu tạo của móng băng và móng bè

Cấu tạo móng bè:

Móng bè bao gồm một lớp bê tông lót móng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.

– Lớp bê tông lót dày 100mm.

– Chiều cao bản móng phổ thông: 200mm.

– Kích thước dầm móng phổ thông: 300×700(mm).

– Thép bản móng phổ thông: 2 lớp thép Φ12a200.

– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.

3. Một số loại móng khác bạn đã biết?

Móng đơn

Trong xây dựng, móng đơn được hiểu là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, hình chữ nhật, tám cạnh, hình tròn,… Móng đơn có thể là loại móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

Móng cọc

Đúng với tên gọi của nó, móng cọc là loại móc có cọc và đài cọc, được sử dụng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Trên đây chúng tôi đã liệt kê hết toàn bộ cấu tạo của móng băng và móng bè. Bạn hãy ghé thăm chuyên mục tin tức để cập nhật thêm vô số những thông tin, kiến thức bổ ích nhất về xây dựng mà bạn có thể cần nhé!