Trát tường xây dựng – Tất tần tật những thông tin bạn cần biết
2.8 (55%) 4 votes

(maunhadep902.com) Trát tường xây dựng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong xây dựng. Có thể mới nghe, công việc này rất đơn giản, nhưng trong thực tế nó đòi hỏi người thi công tính tỉ mỉ và cẩn thận. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những thông tin về phương pháp trát tường xây dựng qua bài viết này nhé.

Vai trò của trát tường xây dựng

Trát tường xây dựng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Trát tường xây dựng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Tất nhiên không dưng mà thợ xây dựng có thêm một bước trát tường xây dựng trước khi sơn. Có lẽ tất cả chúng ta đều đã phần nào nắm rõ được vai trò của phương pháp này. Tuy nhiên sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của lớp vữa trát tường, chỉ khi hiểu rõ vai trò của một vấn đề, bạn mới có thể nắm được các chi tiết sau đó.

Tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Khi trát tường, ngôi nhà sẽ được các thợ thi công thực hiện trát cẩn thận, vuông thành sắc cạnh, bề mặt phẳng nhẵn đúng theo ý đồ của chủ nhà làm tăng đáng kể kích thước thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Lớp áo giáp bảo vệ ngôi nhà

Lớp trát vữa nếu được thực hiện theo đúng quy trình sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ công trình chống lại các tác nhân gây hại của môi trường bảo vệ các kết cấu bên trong. Giảm thiểu ảnh hưởng của thời gian, chống lại các tác động xấu của môi trường như nắng, mưa, gió bão. Đặc biệt, việc trát tường xây dựng rất cần thiết và trở thành bước không thể thiếu đối với các mẫu biệt thự 2 tầng trở lên, giúp tránh các hiện tượng thấm, nứt, làm tăng tuổi thọ của ngôi nhà.

Trát tường xây dựng còn giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các hiện tượng thấm, dột
Trát tường xây dựng còn giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các hiện tượng thấm, dột

Quy trình thi công trát tường xây dựng

Công tác chuẩn bị để trát tường xây dựng

Công tác chuẩn bị trát tường xây dựng được tiến hành sau khi đã hoàn thiện xong việc lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường.

Mặt trát sạch và nháp để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc. Trước khi trát, bề mặt lớp trát phải làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn và các vết dầu mỡ, sau đó tưới ẩm. Đối với trần bê tông trước, khi trát cần xử lý bề mặt để có thể tạo được độ nhám bằng cách dùng vữa xi măng cát vàng để vẩy 1 lớp mỏng. Đồng thời đối với một số phương pháp trát tường phẳng, cần vệ sinh bề mặt, sau đó tưới nước để có thể hạn chế các trường hợp nứt lỗ chân chim sau khi đã trát.

Chuẩn bị cát và các nguyên liệu khác để trộn vữa trát tường
Chuẩn bị cát và các nguyên liệu khác để trộn vữa trát tường

Quy trình trộn vữa

Cát cần phải được sàng kỹ qua lưới sàng 1.5×1.5mm, không được sử dụng cát đã lẫn tạp chất như rác thải, đất,… để khi trát bề mặt trát mới phẳng không bị nứt hoặc gặp các hiện tượng như “nổ” bề mặt trát.

Vữa trát cũng cần tuân thủ theo đúng định mức, thường thì vữa trát mác 75, trộn vữa không đúng định mức làm vữa kém bám dính do ít xi măng, hoặc làm vữa giòn khi quá nhiều xi măng.

Lưu ý, phải trộn vữa khô thật kỹ trước khi trộn đều với nước để tạo hỗn hợp vữa trát mịn, không bị thô ráp.

Tùy từng khu vực sẽ thêm vật liệu chống thấm sao cho phù hợp
Tùy từng khu vực sẽ thêm vật liệu chống thấm sao cho phù hợp

Ở những khu vực có độ ẩm cao như khu nhà vệ sinh, phòng tắm rửa, nhà bếp khi trát phải dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 hoặc vữa có khả năng chống thấm để tăng cường khả năng chống thấm và tăng độ bám dính giữa các lớp trát.

Đắp mốc

Đối với tất cả các tường trước khi trát phải được đặt mốc, mốc phải đặt chính xác, mặt của các mốc phải nằm trên cùng mặt phẳng

Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ 15-20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày lớp trát.

Phương pháp trát tường xây dựng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết
Phương pháp trát tường xây dựng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết

Căn cứ và mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn khoảng 2m lại đóng 1 đinh sao cho mũ đinh vừa chạm vào dây dọi.

Kỹ thuật trát tường xây dựng

Quan sát bề mặt tường, những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp cho vữa tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng. Trát từ trên xuống dưới.

Trát từng lớp vữa mỏng, sau đó đợi khô vào tiếp lớp hoàn thiện sau. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên, những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù rồi cán lại.

Vữa để trát tường phải mịn để bề mặt luôn nhẵn, tránh các hiện tượng nứt, nổ
Vữa để trát tường phải mịn để bề mặt luôn nhẵn, tránh các hiện tượng nứt, nổ

Phương pháp lên vữa, cán phẳng, khi cán xong chờ cho mặt vữa se lại thì dùng xoa gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới, lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi phẳng thì xoa vòng hẹp, nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa khỏi mặt trát. Nếu vữa khô quá, khi xoa nổi cát thì phải dùng chổi đót dấp nước quét nhẹ lên chỗ vữa khô, đồng thời dùng bàn xoa, xoa rộng vòng cả chỗ cũ và mới, xoa tới khi liền mặt thì dừng.

Bảo dưỡng bề mặt trát

Bạn cần tránh va chạm vào bề mặt vừa trát, bởi lúc này xi măng chưa khô, rất dễ xảy ra các hiện tượng như làm in hằn dấu vết lên bề mặt, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Cần bảo dưỡng lớp vữa trát thật tốt để chúng đạt được hiệu quả về thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng
Cần bảo dưỡng lớp vữa trát thật tốt để chúng đạt được hiệu quả về thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng

Vài này sau khi trát phải tưới ẩm bảo dưỡng cho bề mặt trát, để cường độ lớp vữa tiếp tục phát triển đạt mác. Vào ngày nắng, thời tiết hanh khô, phải tưới thường xuyên hơn, che chắn cho bề mặt tường trong 2 đến 3 ngày đầu tránh mưa nắng.

Kiểm tra, nghiệm thu công tác trát tường

Bạn cần xem xét kiểm tra thường xuyên các phần khuất trong quá trình thi công

Lưu ý lớp vữa trát phải bám dính chắc vào kết cấu, không bị bong rộp, không có tiếng lộp bộp khi gõ nhẹ vào bề mặt lớp trát. Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, không có trầy xước hay lồi lõm,… do các dụng cụ trát va chạm vào, các đường gờ cạnh phải thẳng và sắc nét, vuông vắn.

Trát tường là một trong những công đoạn cần thiết trong xây dựng
Trát tường là một trong những công đoạn cần thiết trong xây dựng

Nguyên nhân sau khi vừa phun vữa xong lại bị nứt?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp sau khi đã trát tường xây dựng xong thường xảy ra các hiện tượng nứt, nổ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguyên nhân này để tìm ra được cách khắc phục tốt nhất nhé:

  • Có thể do vữa trộn 1 lần rồi dùng cho thời gian dài. Nguyên nhân này rất hay xảy ra do sử dụng phương pháp truyền thống.
  • Sau khi trát xong, không bảo dưỡng tưới nước dưỡng ẩm, cũng giống như bê tông, bạn cần bảo dưỡng thì với vữa trát cũng thế. Nhất là đối với một số bức tường hướng tây sẽ nhanh xảy ra các hiện tượng này hơn vì phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nếu không được bảo dưỡng
Có khá nhiều nguyên nhân tác động tới chất lượng của việc trát tường
Có khá nhiều nguyên nhân tác động tới chất lượng của việc trát tường
  •  Vữa sử dụng thi công không đủ chất lượng tiêu chuẩn
  • Cách trát không đúng
  • Dùng vật liệu không đúng chuẩn dẫn đến sự kết dính kém
  • Trát không đúng kích thước.

Một số biện pháp khắc phục

Trát tường xây dựng – Tất tần tật những thông tin bạn cần biết
Trát tường xây dựng – Tất tần tật những thông tin bạn cần biết
  • Nếu tình trạng vữa nứt nặng, bạn buộc phải đục ra trát lại, đây là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất, tuy nhiên cũng tốn khá nhiều chi phí
  • Với tình trạng nứt ít, bạn có thể sử dụng các chất phụ gia để xử lý
  • Không nên trát vữa dày quá 5 cm để tránh tình trạng nứt nẻ, cần thực hiện theo đúng những quy định đã được đề ra.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn cung cấp về vấn đề trát tường xây dựng. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này trong xây dựng.