Tìm hiểu về sự cố khi thi công cọc khoan nhồi
Rate this post

(maunhadep902.com) Thi công cọc khoan nhồi  là công nghệ đúc cọc bê tông tại chỗ vào nền đất.  Phương pháp của công nghệ này là dùng thiết bị tạo lỗ lấy đất lên khỏi lỗ. Tuy nhiên trong quá trình thi công cũng xảy ra không ít sự cố. Chính vì thế bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số sự cố khi thi công cọc khoan nhồi giúp bạn có thể phòng tránh.

Sự cố không rút được đầu khoan lên

Tìm hiểu về sự cố thi công cọc khoan nhồi
Tìm hiểu về sự cố thi công cọc khoan nhồi
  • Khái quát công nghệ: Điều kiện địa chất chủ yếu là bùn, cát pha, sét pha, sỏi sạn, mũi cọc được thiết kế ngập vào tầng đá 50cm. Người ta sử dụng công nghệ khoan ống vách để giữ thành trong suốt quá trình thi công. Sau đó ống vách sẽ được giữ lại và không rút lên.
  • Diễn biến của sự cố: Do một số nguyên nhân nào đó như mất điện mát phát hoặc hỏng cẩu mà có thể làm cho quá trình khoan cọc, cần phải rút đầu khoan lên ngay sau khi mất điện thì đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.
  • Nguyên nhân: hiện tượng sập vách phần đất đã khoan dưới đáy ống vách chưa kịp hạ xảy ra ngay sau khi mất điện làm nghiêng đầu khoan, đầu khoan bị vướng vào đáy ống và bị toàn bộ phần đất sập xuống bao phủ. Do vậy không thể rút đầu khoan lên được.
  • Biện pháp xử lí: đối với trường hợp này, bạn có thể rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vách xuống. Hoặc nếu bạn không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát lớn, ta phải sử dụng biện pháp xói hút: Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu khoan với mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào vách thành. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.

Sự cố không rút được ống vách lên trong phương pháp thi công có ống vách

Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi vẫn có một số sự cố xảy ra
Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi vẫn có một số sự cố xảy ra
  • Nguyên nhân:
    Hiện tượng này thường xảy ra do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v… Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không phát huy hết được năng lực. Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn lên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với tầng đất.Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực. Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.

Xem thêm:

  1. Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và cách thi công móng bè
  2. Tìm hiểu cách trộn bê tông bằng tay
  3. Cách làm móng nhà chắc chắn
  • Biện pháp phòng ngừa, khắc phục: Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.
    Sau khi kết thúc việc làm lỗ và trước lúc đổ bê tông phải thường xuyên rung lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 cm) để xem có rút được ống lên hay không. Trong lúc thử này không được đổ bê tông vào.
    Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên được thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.
    Trước khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ làm cho lực cản giảm đi, để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi lại nhổ lên, và phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống. Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.
    Nếu phát hiện ra lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng phương pháp hàn chồng để bổ xung.

Sự cố gặp hang caster khi khoan

Tìm hiểu về sự cố thi công cọc khoan nhồi
Tìm hiểu về sự cố thi công cọc khoan nhồi

Dấu hiệu thường thấy khi mũi khoan gặp hang caster là độ lún cần khoan tăng đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có thể bị tụt xuống khi gặp hang rỗng hoặc dâng lên khi trong hang có nước có áp hoặc bùn nhão.
Việc gặp hang caster có nhiều bùn nhão như ở cầu Bợ khiến phải sử lý mất rất nhiều thời gian, trong đó việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster cũng là một giải pháp đang được áp dụng khá hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện trước có hang caster thì sử dụng thiết bị khoan xoay ống vách là phương pháp hiệu quả nhất.
Việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster kết hợp với ống vách mở rộng bên ngoài được tiến hành như sau:
VÍ DỤ VỚI CỌC F1500:
Bước 1: Sử dụng ống vách mở rộng 1800 dày 14mm rung hạ bằng búa rung BP170 đến cao độ cho phép có thể rút được ống vách lên tuỳ theo năng lực thiết bị hiện có. Có thể kết hợp đào đất hoặc xói hút trong ống vách để giảm thiểu lực ma sát thành cọc.
Bước 2: Khoan trong lòng ống vách mở rộng bàng máy khoan BAUER sau đó doa lỗ 1650. Vách thép phụ 1600 được ép hạ qua hang sau đó tiếp tục khoan 1500 và đổ bê tông bình thường.
Ống vách phụ được giữ lại trong đất còn ống vách mở rộng có thể được rút lên sau khi khoan xong.