Tìm hiểu cấu tạo của móng bè
Trong bài viết này, maunhadep902.com xin chia sẻ tới các bạn thông tin về cấu tạo móng bè cũng như một số lưu ý bạn cần biết. Móng bè được coi là một loại móng phức tạp và tốn kém nhất trong tất cả các loại móng.
1.Cấu tạo của móng bè
Bản phẳng:
Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột
Bản vòm ngược
Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.
Kiểu có sườn
Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách:
- Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng)
- Sườn nằm trên bản.
Kiểu hộp
Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Thông thường kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Với phần này, cần sử dụng rất nhiều tép và thi công tương đối phức tạp. Giải pháp móng áp dụng cho nhiều nhà tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch).
2. Một số lưu ý khi thi công móng bè
Khi thi công móng bè, bạn cần hết sức lưu ý việc điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi. Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên.
Xem thêm:
- Bạn đã biết cấu tạo của móng băng và móng bè?
- Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
- Tìm hiểu chi phí xây dựng một căn nhà cấp 4 có gác lửng
Bạn có thể bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng rẽ.Tùy thuộc vào mục đích của người thiết kể, mà các thợ thi công có thể bố trí theo đường lối hoặc bố trí sao cho điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè.
3. Một số sai lầm khi thiết kế thi công móng bè
Theo quan điểm thiết kế móng bè thông thường ở nước ta, thường coi toàn bộ tải trọng công trình do các cọc tiếp nhận. Đóng góp của đài cọc thường bị bỏ qua, kể cả khi đáy dài tiếp xúc với đất nền. Đây là quan điểm thiết kế rất thiên về an toàn, vì thực tế đài có truyền một phần tải trọng xuống đất nền.
Thực chất, quan điểm trên có thể áp dụng khi thiết kế những nhóm cọc nhỏ, có kích thước đáy đài không đáng kể so với chiều dài cọc. Chính vì vậy mà vùng ứng suất tăng thêm trong nền do áp lực đáy đài gây ra nhỏ, ít ảnh hưởng đến sự làm việc của các cọc.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng.