Hiện nay, những mẫu nhà mái thái đang được ưa chuộng bởi nét đẹp hiện đại và thanh thoát. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số mẫu nhà mái thái cũng như các đặc điểm của nó.
Nội dung chính
Khái niệm nhà mái thái
Nhà mái thái là những kiểu nhà có mái dạng ngói được xếp chồng lên nhau và có một độ dốc nhất định. Thiết kế của kiểu nhà mái thái khá cầu kì kéo theo chi phí thi công cũng có phần cao hơn các kiểu nhà khác. Hiện nay đất nước phát triển, các xu hướng nhà ở cũng có phần đa dạng hơn, xuất hiện một số kiểu mái thái phổ biến hiện nay như: nhà cấp 4 mái thái, nhà mái thái 2 tầng, mái thái 3 tầng và các kiểu biệt thự mái thái.
Đặc điểm của những kiểu nhà mái thái
Tùy thuộc vào những kiểu nhà mà có những đặc điểm khác nhau. Nhà cấp 4 mái thái thường là những ngôi nhà có tổng diện tích sàn chưa tới 1000m2. Nhà cấp 4 mái thái là kiểu nhà được ưa chuộng ở nông thôn bởi nơi đây có diện tích khá rộng và mức chi phí xây dựng cũng phải phải là quá đắt đỏ.
Ngược lại, ở những thành phố, diện tích đất hạn hẹp nên những căn nhà cấp 4 mái thái được thay thế bởi những căn nhà mái thái nhiều tầng sang trọng và tiết kiệm diện tích. Thiết kế mái thái sẽ mang lại cho ngôi nhà vẻ đẹp hiện đại, tinh tế mà sang trọng. Tuy nhiên, những căn nhà mái thái nhiều tầng này đòi hỏi nhiều kĩ thuật thi công phúc tạp, thời gian thi công tương đối dài và nhất là để hoàn thành một căn nhà kiểu này thì chi phí mà bạn phải bỏ ra là không hề nhỏ.
Những ưu nhược điểm của nhà mái thái
Mỗi một kiểu nhà lại có những ưu, nhược điểm khác nhau và kiểu nhà mái thái cũng không ngoại lệ
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi phí xây dựng một căn nhà cấp 4 có gác lửng
- Khám phá những mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp như mơ
- Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa
- Ưu điểm: vào mùa hè, những kiểu mái thái có khả năng chống nóng rất tốt nên bạn sẽ chẳng cần lo vào mùa hè oi bức phải chịu những cơn nóng do mái nhà hấp xuống. Những kiểu nhà này thường đẹp hơn rất nhiều so với những mẫu nhà thông thường, đặc biệt còn rất phù hợp với kiểu khí hậu của nước ta.
- Nhược điểm: Chính vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, tinh tế mà mẫu nhà này mang lại nên kéo theo chi phí xây dựng cũng tương đối cao
Cách thi công nhà mái thái
Khi thi công nhà mái thái, có lẽ quan trọng nhất là phần lợp ngói. Khi tiến hành thi công, bạn cần hết sức lưu ý một số đặc điểm sau:
- Mái thái phải dốc 30 độ, tức là mỗi 1m đo theo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m
- Chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m với độ dốc 30 độ
- Chiều xuôi mái ngói không giới hạn đối với độ dốc mái trên 45 độ đến 60 độ
- Nên chú ý lợp ngói với khoảng cách vừa đủ, không khít quá mà cũng không được xa quá
- Lưu ý các lợp ngói rìa: Viên ngoái cuối rìa được lợp đâu tiên, khi gắn viên ngói cuối rìa, cần làm cho nó che phủ được hết viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Tất cả các viên ngói rìa cần phải được bắt vít cố định vào mè qua vị trí lỗ đinh trên thân ngói.
- Cách lợp ngói cuối mái, cuối nóc và ngói nóc: trước khi lợp ngói nóc, bạn nên lợp viên gói cuối mái hoặc cuối nóc trước. Ngói nóc, cuối nóc và cuối mái được liên kết với nhau bằng vữa dẻo thô ở vị trí viền ngói.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm nhà mái thái và các lưu ý thi công. Hi vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích giúp bạn nắm rõ được hơn về các xu hướng mái thái.