Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa
5 (100%) 2 votes

(Maunhadep902.com) Mái tôn là một loại mái hiện đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn sử dụng bởi nó có chi phí rẻ hơn so với một số loại mái khác như mái thái, mái ngói. Nhưng nhiều người vẫn đang trong tình trạng không biết cách tính diện tích mái tôn như này, vậy hãy tham khảo cách tính trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách tính diện tích mái tôn trên bề mặt

Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

Dữ liệu đặt ra với bài toán này là một ngôi nhà được xây dựng trên một ô đất hình chữ nhật có diện tích mặt sàn chính xác là 82m2. Trong đó, chiều dài ngôi nhà là 11.7m, chiều cao từ kèo thép đến đỉnh mái tôn là 2m. Vậy diện phần mái để lợp tôn là bao nhiêu.

Từ dữ liệu trên ta sẽ tính ra được chiều rộng của ngôi nhà theo công thức tính diện tích hình chữ nhật là: 82/11.7=7m.

Từ đỉnh mái tôn ta hạ một đường cao xuống chiều rộng sàn nhà chính là trung điểm của chiều rộng. Từ đó ta biết một nửa chiều rộng của ngôi nhà là 3.5m.

Mái tôn và khung kèo thép có hình một tam giác. Từ đường cao kèo thép từ đỉnh xuống chân ta được 2 tam giác vuông đều nhau. Có 2 cạnh góc vuông chính là chiều cao kèo thép và nửa chiều rộng ngôi nhà.

Áp dụng công thức tính cạnh huyền tam giác vuông ta được: b2  = a2+c= 5.5 m. Đây cũng chính là độ dài chiều dốc mái tôn.

Từ các dữ liệu trên ta có cách tính diện tích mái tôn của ngôi nhà này chính là:

(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2

Với những ngôi nhà có diện tích khác, chúng ta vẫn phải vẽ rõ mô hình như trên cho dễ tính và áp dụng công thức trên, thật đơn giản phải không nào. Nhớ chuẩn bị một chiếc máy tính để các con số được tính toán chính xác nhất nhé!

2. Công thức tính diện tích vật liệu làm mái tôn

Thông số của ngôi nhà chuẩn bị làm mái tôn như sau:

  • –  Xà có chiều rộng 150 mm
  • –  Vì kèo có chiều dày là 50 mm
  • –  Mái nhà chính bị nhô ra 500 mm
  • –  Chiều rộng của mái nhà chính không tính tường 2 bên 6000 mm
  • –  Chiều cao của mái nhà tính từ đỉnh nhà đến tường bê tông 3000 mm
  • –  Chiều dài của mái nhà chính tính cả tường bao quanh là 6200 mm

Kích thước của mái nhà để lợp tôn như sau:

  • –  Chiều cao mái tính từ mặt đất lên đến đỉnh mái là 4950 mm
  • –  Chiều dài mặt sàn tính cả 2 bên tường là 6200 mm

Với những dữ liệu trên để tính toán ta ra được các thông số như sau:

  • –  Diện tích mái nhà chính 30.69 m2
  • –  Chiều dài vì kèo là 4950m
  • –  Số giàn 1 bên mái là 11(tổng cả mái là 22 giàn)
  • –  Tiền xà liệu là 0.41m3
  • –  Khối lượn của Ban cơ sở tiện gia 0.58m3
  • –  Số lượng vật liệu tôn để lợp mái là 36 tấm
  • –  Các vật liệu phụ, lót là 62m2

3. Các loại mái tôn phổ biến nhất hiện nay

Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

  • Tôn lợp giả ngói: Loại mái tôn này có ưu điểm vượt trội là nhìn trông rất giống ngói thật, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng như biệt thự, nhà phố.

Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

  • Tôn lạnh: Loại tôn này có khả năng phản xạ rất tốt các tia nắng từ mặt trời, giúp bên trong nhà không nóng bức trong những ngày hè oi bức. Loại tôn này thường được sử dụng trong các công trình nhà xưởng, xưởng sản xuất.

Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

  • Tôn cách nhiệt: Cũng tương tự như mái tôn lạnh, tôn cách nhiệt có khả năng phản xạ các tia nắng chói chang từ mặt trời vô cùng tốt. Tôn cách nhiệt bao gồm 3 lớp: Lớp tôn bề mặt, lớp PU và lớp cuối cùng là lớp PP/PVC.

Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

 

  • Tôn cán sóng: Tôn cá sóng là loại tôn được làm bằng chất liệu kẽm nguyên chất và có phủ lên trên một lớp sơn dày để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Xem thêm:

>>> Cách tính m2 đất trong xây dựng nhà cửa

>> Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn – cách tính như thế nào?

>>> Hướng dẫn cách tính bậc tam cấp cho những ai chưa biết

4. Những lưu ý khi thiết kế mái tôn cho ngôi nhà mới

  • Khi thiết kế thi công mái tôn, cần chú ý tới độ dốc của mái, tùy thuộc vào từng địa thế của ngôi nhà cũng như nơi làm mái tôn mà gia chủ và đội thợ thi công có thể đưa ra những độ dốc của mái tôn phù hợp nhất, dễ thoát nước. 
  • Cần chú ý tới hệ thống thoát nước trên mái tôn sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ lại không làm ảnh hưởng tới những ngôi nhà hay hạng mục xung quanh.
  • Các mối hàn của bộ khung mái tôn cần phải được đảm bảo độ chắc chắn và được thực hiện theo đúng quy trình từ hàn đến sơn chống rỉ cho mối nối. Đặc biệt các khớp nối quan trọng như giữa cột chống với kèo cần phải có những thanh sắt khóa để có thể đảm bảo độ an toàn cho mái tôn.
  • Đối với những căn nhà đã được xác định ngày giờ khi cất mái, đội thợ thi công cần lưu ý về thời gian bỏ kèo, hay gác xà gồ. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra xem số xà gồ được gác lên kèo đã đúng với những con số may mắn, hợp phong thủy của gia chủ hay chưa?
  • Trong quá trình lợp mái tôn, cần chú ý tới các phần nối giữa hai tấm tôn liền kề. Thông thường người ta sẽ sử dụng một lớp song nhưng đối với một số đội thợ không làm như thế sẽ khiến cho mái bị dột mỗi khi trời mua tới. Tiếp theo đó là các ốc vít khi bắn từ tấm lợp xuống xà gồ phải đảm bảo không được quá ngắn sẽ gây mất an toàn hoặc nếu thiết kế quá sâu cũng sẽ gây nên hiện tượng lõm tôn và dột, cần bơm keo silicon.
  • Khi thiết kế mái tôn cho ngôi nhà, cần chú ý tới hướng gió, lợp cùng chiều với chiều só, các sóng chồng lên nhau phải đúng theo quy cách để hạn chế bị tốc ngói khi mưa bão.

Trên đây  cách tính diện tích mái tôn và một vài kinh nghiệm liên quan đến mái tôn khác mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn thành công trong cuộc sống và có được một ngôi nhà như mơ ước của mình.