Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái đúng chuẩn
2.9 (58.33%) 12 votes

(Maunhadep902.com) Khi thiết kế và hoàn thiện nhà ở thì một trong những vấn đề mà KTS cần phải tính toán cẩn thận và chính xác đó chính là độ dốc mái sao cho việc thoát nước được dễ dàng, nhanh chóng mỗi khi mưa lớn. Mỗi loại mái nhà sẽ có đắc điểm và tính chất khác nhau do vậy cách tính cũng sẽ khác nhau. Mái thái là một loại mái được sử dụng khá phổ biến hiện nay, vậy cách tính diện tính độ dốc mái thái như nào? Chú ý theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!

1. Tiêu chuẩn đo độ dốc mái thái

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái

Rất nhiều người đã gọi điện cho KTS của chúng tôi với một câu hỏi là độ dốc của mái nhà bao nhiêu là phù hợp. Từ phù hợp ở đây mang nghĩa sao cho nhìn tổng thể bên ngoài căn nhà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, khi trời mưa to thì việc thoát nước dễ dàng và nhanh chóng, không gây hiện tượng tồn đọng nước mưa trên mái nhà. Trên thực tế khi thiết kế nhà ở, chiều cao của mái sẽ phụ thuộc vào khẩu độ hay chiều rộng của mái, còn độ dốc mái thái phải đảm bảo góc I từ 30 – 40 độ.

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái đúng chuẩn
Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái đúng chuẩn

Công thức tính độ dốc mái thái i như sau:

Trong đó L là độ rộng của mái, H là chiều cao của mái thái, i là độ dốc máu thái. Khi tính nhớ mang theo một chiếc máy tính để chuyển đổi đơn vị. Công thức này được áp dụng theo đúng công thức tính góc trong một tam giác vuông, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác khi áp dụng công thức này.

Ngoài độ dốc i, xong xây dựng người ta còn phải tính đến độ dốc m nữa, độ dốc m thường được các bác thợ nề tính theo phương pháp truyền thống là: M=h/2L.

Ví dụ đầu hồi cao là 3m và khẩu độ của mái là 4m chúng ta có m=3/4=0.75 tương đương độ dốc mái là 75%.

Thông thường độ dốc hợp lí của các loại mái sẽ có tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với các loại ngói âm dương, thường thì độ dốc là 40% tương đương góc 25 độ
  • Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi… độ dốc từ 35 độ đến 60 độ
  • Độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói

Xem thêm:

>> Cách tính diện tích mái tôn trong xây dựng nhà cửa

>> Cách tính m2 đất trong xây dựng nhà cửa

>>> Giới thiệu cách tính diện tích mái chéo

 

2. Cách lợp mái thái đúng chuẩn trong xây dựng

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái

 

Bước 1: Sau khi nắm vững lý thuyết về dộ dốc mái thái, ta sẽ bắt tay vào công đoạn lợp mái ngói sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho giai đoạn lợp mái thái. Nhớ rằng, độ dốc lý tưởng của mái thái là từ 30 đến 35 độ.

Bước 2: Sau đó, xác định khoảng cách các mè:

+ Hàng mè đầu tiên: 34,5cm

        + Hai hàng mè đỉnh mái: 4-6cm

        + Các thanh mè ở giữa: Chia đều trong khoảng từ 32 – 34 cm và không được vượt quá 34cm

Bước 3: quan tâm đến mặt phẳng mái: mái phải vuông góc với nhau và độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái phải nhỏ/ lớn hơn cộng hoặc trừ 5 mm.

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái

 

Bước 4: Tiến hành lợp ngói chính theo trình tự dưới đây:

– Lợp ngói chính chữ công trước, xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương

– Lợp từ phải sang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông

– Các viên ngói áp sát với nhau và 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng

– Dùng vít thép 6 cm để cố định viên ngói vào thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng để ngói được chắc chắn.

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái

 

Bước 5: Lợp ngói rìa, ngói nóc theo các bước dưới đây:

– Đầu tiên, 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3×6 cm. Cạnh còn lại lắp ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.

– Dùng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván hông được chắc chắn, đảm bảo rằng khi mưa to gió lớn đến cỡ nào thì mái sẽ không bị bung, bay.

– Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc sử dụng vữa dẻo khô để liên lết các mảnh ngói với nhau.

Độ dốc mái thái và cách lợp mái thái

– Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính. Khi sơn thì chỉ sơn lại các mặt hồ, vết cắt để sao cho hòa quyện vào màu ngói, tuyệt đối không được sơn lại màu ngói sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của ngói. Chưa kể đến việc nếu không cẩn thận sơn không đều tay sẽ gây mất thẩm mỹ.

– Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau. Trong quá chính ghép nhớ thực hiện thật cẩn thận để đảm bảo không có viên ngói nào bị vỡ, bục để tránh hiện tượng nhà sẽ bị “dột” mỗi khi trời mưa to.

Gợi ý bạn đọc: