Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói
5 (100%) 1 vote

Mái dốc bê tông cốt thép dán ngói đã không còn xa lạ gì với tất cả mọi người bởi nó đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế được nhiều người ưa chuộng. Có hai biện pháp lợp ngói cho mái dốc bê tông cốt thép đó là cách dán ngói lên mái bê tông và sử dụng li – tô sau đó bắn ngói. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về biện pháp thi công dán ngói.

        1.Chuẩn bị vật liệu cần thiết khi áp dụng cách dán ngói lên mái bê tông

Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói
Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói

Dù bạn có làm bất cứ việc gì thì công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cũng được coi là một khâu vô cùng quan trọng. Nếu bạn không làm thật tốt ở bước này thì khi vào thực hiện bạn sẽ vô cùng mất thời gian và có thể hiệu quả cũng chẳng đạt được như mong muốn. Công cuộc dán ngói lên mái bê tông cũng vậy, bạn cần phải chuẩn  bị các loại vật liệu một cách đầy đủ và chi tiết để mọi thứ có thể diễn ra hoàn hảo và nhanh chóng nhất nhé.

  • Việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là đo lường để tính độ dốc mái, diện tích và ước tính khối lượng vật liệu sao cho phù hợp. Việc này được coi là bước đầu tiên và là nền tảng cho các việc sau bạn cần làm. Đo lường được tất cả các số liệu giúp bạn xác định rõ hơn số liệu những loại vật liệu cần tới để tránh quá thừa gây lãng phí mà quá ít thì bạn lại mất công mua lại trong quá trình thực hiện.

Xem thêm:

  1. Các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay mà bạn có thể cần
  2. Mái bê tông dán ngói và những điều có thể bạn chưa biết
  3. Có thể bạn chưa biết: Thời gian đông cứng của bê tông là bao lâu
  • Chuẩn bị các vật liệu trộn bê tông: cát vàng, sắt thép, đá 1×2 cm, xi măng và nước
  • Chuẩn bị vữa xi măng (có thể trộn sẵn) là chất kết dính không thể thiếu để duy trì sự liên kết giữa ngói và mặt phẳng bê tông
  • Theo các kỹ sư khuyên dùng lưới thủy tinh gia cường trong khi tiến hành các biện pháp dán ngói. Bởi lẽ đây là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu đựng, ứng dụng kết hợp với các chất chống thấm lỏng, được dùng để chống thấm chuyên dụng. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng có thể xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đừng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp dưới đáy tác động trên nó.
  • Gachmat chống nóng: Có hoặc không cần thiết
  • Ngói: là vật liệu không thể thiếu để tiến hành thi công dán ngói, mọi người nên chọn những loại mái có chất lượng tốt. Bạn cũng cần lưu ý chọn màu ngói phù hợp với cấu trúc của ngôi nhà đồng thời phù hợp với phong thủy nữa nhé.
  • Chuẩn bị các dụng cụ để trộn bê tông và dán ngói: xèng, bay, bàn gỗ, cào, cuốc,…
Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói
Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói

     2. Hướng dẫn cách thi công dán ngói

Bước 1: Trộn và đầm bê tông

  • Trộn bê tông mac 200 theo tỷ lệ đã quy định về cát vàng, đá 1x2cm và nước. Bạn cần phải tuân thủ theo đúng các tỉ lệ này để chất lượng của mái ngói đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Vữa bê tông nếu không được đầm thì bên trong lớp vữa vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu tồn tại các độ rỗng như vậy thì sau khi bê tông đã đóng rẵn thì kết cấu bê tông không được đặc chắc và dễ bị thấm.
  • Trong kỹ thuật đổ bên tông mái dốc, đầm bê tông sẽ đảm bảo vữa bê tông lấp kín được các khoảng hở của cốt thép, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, đảm bảo được độ bền, khả nâng chống thấm.

Bước 2: Gia cường bề mặt kết hợp chống thấm mái

  • Sau khi đầm lại nên xoa phẳng mặt bê tông sao cho không có sự gồ ghề và lồi lõm. Sau đó, để việc tiến hành thi công dán ngói được dễ dàng và đảm bảo sự bền vững bạn có thể rắc thêm một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông.
  • Tiếp đó dùng lưới thủy tinh gia cường gắn vào lớp vữa thứ nhất khi lớp vữa này đang còn ướt, tấm lưới phải được đặt theo chiều từ trên xuống dưới và tấm sau chồng lên tấm trước tối thiểu là 10cm
  • Tiếp tục trát lớp vữa thú 2 lên để hoàn thiện bề mặt tường, dùng bay hoặc bàn xoa để thi công tạo mặt phằng cho bề mặt, lúc này lớp lưới thủy tinh đã hoàn toàn bị che phủ.
  • Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước. Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.

Bước 3: Bảo dưỡng mái bê tông

Việc bảo dưỡng này cần phải được thực hiện ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.

Trên đây là tất cả những hướng dẫn chi tiết về thi công dán ngói, có thể những thông tin chưa được sát thực hoặc chưa dễ hiểu nhưng về mặt kỹ thuật, nó là những bước cơ bản nhất để các bạn tham khảo và lựa chọn có nên sử dụng mái bê tông dán ngói cho ngôi nhà xinh đẹp của mình không.