Cách chống nóng nhà thông dụng nhất
2 (40%) 2 votes

Chống nóng cho ngôi nhà là việc hết sức cần thiết, không chỉ bảo vệ cho phần mái nhà không bị tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như: nằng, gió, mưa, khô ẩm nóng lạnh bất thường. Mà còn tạo ra bầu không khí mát mẻ cho các tầng ở dưới. Đây là những cách thông dụng nhất chống nóng cho mái, mái bê tông, trần si măng, mái bằng sân thượng.

Các phương pháp chống nóng cho mái bê tông

Phương pháp dùng gạch rỗng chống nóng

Trên thị trường có rất nhiều loại gạch khác với thiết kế khác nhau, tuy vậy để chống nóng hiệu quả người ta thường dùng gạch rỗng 4 hoặc 6 lỗ xây nghiêng thành hàng, cách nhau bằng chiều rộng viên gạch, các viên gạch không xây liên tục mà cách nhau 4 – 5 cm để tạo khe gió qua. Xây đến đâu lát gạch đến đấy. Tiến hành từ phía xa cửa nhất, rồi lùi dần đến cửa. Để tránh bị gió lốc cuốn, cần lát các hàng gạch xung quanh mái bằng vữa xi măng tốt.

Chú ý các hướng của các lỗ rỗng của gạch và các rãnh xây chạy theo hướng gió của ngôi nhà. Nếu mái dùng để làm sân chơi thì nên gắn mạch các viên gạch hoặc lát một lớp gạch hoa lên trên. Chiều cao rãnh không dưới 20 cm đối với gạch rỗng 4 lỗ và không dưới 30 cm đới với gạch lá nem (gạch tàu)

Sử dụng gạch chống nóng cho mái nhà
Sử dụng gạch chống nóng cho mái nhà

Nguyên tắc cơ bản để chống nóng hiệu quả là phải có lỗ thoát hơi để cho không khí được lưu thông. Thực tế, nhiều người nghĩ rằng càng kín càng cách nhiệt tốt nên đã xây tường xung quanh lớp gạch chống nóng. Làm như vậy vô hình chung khiến lỗi thoát gió chống nóng bị bịt kín mít.

Ưu điểm phương pháp dùng gạch rỗng  Mái tôn có ưu điểm là nhẹ, dễ thay đổi nếu khi cần tháo dỡ, hiệu quả chống nóng và chống thấm cao.

Dùng lớp mái

Đối với lợp mái bằng tôn, khi lợp hàng tôn trên phải phủ lên hàng tôn ít dưới ít nhất là 15 cm và mép hai lá giáp nhau phải phủ lên nhau ít 1 múi. Trên chỗ sống các chỗ giáp nối phải có móc để nóc chặt xà gỗ, mỗi lá tôn ít nhất 4 lỗ trên sống mũi để bắt móc. Mái tôn thường rất nóng nên có thể bố trí hệ thống ống nước trên mái, cách mái khoảng 0.7 – 1.0 m, đục các lỗ nhỏ cách nhau khoảng 20 cm, tạo thành giàn mưa nhân tạo. Vào những giờ nóng  trong ngày biện pháp này làm giảm đáng kể nhiệt độ, để có thể sử dụng được tầng mái.

Tường mái không nên xây kín mà nên để các ô trống cho không khí lưu thông. Mái bằng hấp thụ lượng nhiệt nhiều hơn mái dốc 2 bên.
Đối với mái bằng fibro ximang

Các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tôn múi, nhưng phải chú ý máng nước và ống nước bằng tôn mạ kẽm. Những chỗ mái tiếp giáp với các kết cấu khác phải ngăn cách bằng tấm chắn nước. Khe hở giữa máng và bề mặt của mái phải bịt bằng ximang vôi cát.

Đối với mái bằng tôn giả ngói

Mái tôn giả ngói vật liệu do công ty Thép Việt Nam liên doanh với malaysia và Nhật Bản sán xuất. Tôn có nhiều độ dày và màu sắc khác nhahu, từ đỏ sáng, từ xanh đậm đến xanh nhạt, chiều rộng 0.845m có độ dài bất kỳ. Được làm từ tôn mạ màu, có phủ lớp polvester. Đặc tính không bị mài mòn, chống oxy hóa, độ bền cao, trọng lượng nhẹ hơn ngói thật.

Chống nóng cho sân thượng

Chống nóng mái bê tông trên sân thượng
Chống nóng mái bê tông trên sân thượng

Sân thượng là phần trên cùng của mái nhà, cũng là phần che nắng che mưa cho toàn bộ ngôi nhà. Do vậy sân thượng phải bố trí hệ thống thoát nước tốt, để tránh hiện tượng tù đọng nước trên mái nhà. Có thể bố trí các hệ thống thoát nước tốt như: phễu thu, máng và không để các bụi lá rác, lá cây chồng chất thoát vào ống.

Giải pháp chống nóng, chống thấm hiệu quả thường dùng là tạo thêm một lớp đan phủ mặt. Lớp đan dày ít nhất 5cm, độ dốc ít nhất 0.5%. Nhựa flinkote quét 3 nước, lưới thủy tinh hay nilon. Lớp gạch cục be tong kê chỉ đặt sau trát vữa chống thấm và quét flintkote. Tác dụng của các tấm đan là che chở lớp đan mái khỏi bị nứt nẻ. Lớp không khí giữa để cách nhiệt. Làm cách này tuy tốn kém, nhưng dễ sửa chữa, khi bị dột, chỉ cần đỡ đan lên và quét lại flintkote vào những nơi bị thấm nước.

Cách làm thông dụng trước đây là lát một hoặc hai lớp gạch lá ném trực tiếp lên mặt bê tông sàn mái. Biện pháp này dễ thi công, ít tốn kém, nhưng có nhược điểm là khó bảo vệ lớp chống thấm và chống nóng hiệu quả, nên phải làm trần treo hoặc bông khoáng ở mặt dưới trần để cách nhiệt.