Có rất nhiều gia đình tìm tới kiến trúc 902 Studio của chúng tôi để xin giải pháp khắc phục cho hiện tượng nền nhà bị lún. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách làm nền nhà không bị lún.
Nội dung chính
1.Hiện tượng lún là gì?
Trước khi đi vào hướng dẫn cách làm nền nhà không bị lún, chúng tôi muốn giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng lún. Thực chất hiện tượng lún là hiện tượng công trình bị chuyển vị thẳng đứng không đều (hiện tượng lún lệch) dẫn đến nền nhà bị chuyển sang phương vị ngang. Tất cả các công trình xây dựng đều bị lún, tuy nhiên thường lún ở mức nhẹ tức là nhỏ hơn 8cm, hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới việc sử dụng cũng như công trình lân cận nên vẫn có thể chấp nhận được.
2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng lún
Lún do kết cấu sai:
Nguyên nhân lún đầu tiên không thể không kể tới đó chính là một phận cho gia chủ và các thợ thi công không lường trước được các yếu tốt: có thể do tính sai lực lún hoặc giải quyết móng không hợp lí. Cũng có thể trong quá trình thi công, vì một lí do nào đó mà diện tích móng bị sai so với bản thiết kế ban đầu cũng sẽ gây nên hiện tượng lún.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà bị lún lệch hầu hết đều nghiêng về phía ban công bên hông nhà. Điều này do lực của ban công tác dụng, nên lực tại cột có ban công thường lớn hơn lực ở bên trong. Mà người thiết kế khi tính lực thường hay bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô – men ban công. Việc này dẫn tới tính lực của cột không đúng, tính diện tích móng không đúng dẫ đến phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng là lún không đều.
Lún do cấu tạo sai
Hiện nay, với các công trình dân dụng, các thợ thi công thường có giải pháp đóng xong cừ tràm phủ trên đầu cừ một lớp cát dày 10cm, có nơi còn lót 20 cm hay hơn nữa. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo móng nhà bạn. Dưới áp lực móng cát sẽ lún xuống bùn và tạo ra dòng chảy gây lún.
Hoặc có thể do dòng chảy, cát có thể chuyển dịch, hay do công trình kề cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sụp lở. Cũng có thể chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau, có thể tạo lún không đều. Ngoài ra, việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy gần bên cạnh. Mặt khác, do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm này có thể bị chảy, làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình. Chính vì vậy khi thi công, nhất định cần phải đặt một lớp bê tông lót vào đầy lớp cừ tràm để có thể tạo thành một khối chịu lực không có lớp đệm trung gian.
Lún do quá trình thi công:
Một trong những nguyên nhân gây lún là do quá trình thi công qua loa hoặc không đúng kĩ thuật. Trong quá trình thi công, một số thợ có thể rút bớt vật liệu thi công điều này dẫn tới cấu trúc móng không được tốt, lỏng lẻo không chắc chắn.
Xem thêm:
- Bạn đã biết cấu tạo của móng băng và móng bè?
- Tìm hiểu về cách trộn bê tông bằng tay
- Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
Hoặc lún do xây nhà theo kiểu chen: Ví dụ nhà A xây trước 2 tầng. Nhà B xây sau 3 tầng kế bên. Đào móng lún và nghiêng nhà A. Nhà A lún lại chen qua gây lún chính nhà mình. Hoặc nhà B trong quá trình thi công kéo dài. Làm sụt lún lớp đá lót móng nhà A. Nhà A lún tì lên nhà B làm xô lệch ngang kéo theo làm nhà B lún.
3. Biện pháp khắc phục lún
Muốn khắc phục được hiện tượng lún, trước tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây lún sau đó mới có thể tìm được biện pháp khắc phục.
Một số trường hợp, gia chủ phải chờ vài năm. Khi đất có hiện tượng bão hòa lún, không còn lún nữa thì lúc đó biện pháp gia cường móng mới đạt được hiệu quả cao nhất. Để khắc phục lún phải hạ móng bên phía móng cao xuống hoặc chèn đôn móng bên phía lún lên cân bằng.