(maunhadep902.com) Hiện nay do dân số ngày càng tăng lên trong khi diện tích đất lại càng hẹp lại. Chính vì nguyên nhân này mà một số địa phương, một số gia đình vẫn sử dụng đất có nền móng yếu như đất ruộng để xây nhà. Bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn một số thông tin về việc xây nhà trên đất ruộng.
Tư vấn đề việc xây nhà trên đất ruộng
Rất nhiều chủ đầu tư lo lắng cho ngôi nhà của mình khi xây nhà trên đất ruộng tức là nền đất yếu,… do đó công việc chống lún nứt nếu không được làm ngay từ đầu sẽ gây đến những hậu quả không lường.
Để khắc phục được tình trạng khi xây dựng nhà ở trên nền đất yếu, chủ đầu tư cần lựa chọn những loại móng sao cho phù hợp với thế đất của ngôi nhà mình. Điều này đặc biệt quan trọng, nó sẽ là yếu tố hạn chế được rất nhiều tình trạng lứt lún do nền đất yếu gây ra cho ngôi nhà của bạn trong tương lai.
Móng nhà trên nền đất ruộng: với vùng đất ruộng nên sử dụng móng đơn hoặc băng trên nền đất tự nhiên nếu như lớp đất yếu <2,5m và sử dụng móng đơn và móng băng trên cừ tràm trong trường hợp lớp bùn, lớp đất yếu >2.5m.
Móng nhà cấp 4 trên nền đất ruộng với trường hợp lớp bùn yếu <2.5m: khi xây nhà trên nền đất ruộng bạn nên nạo vét lớp bùn bên dưới sau đó rải lớp đá 4×6 để làm lớp đệm hoặc đá hộc. Và tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng đơn bình thường. Cao độ đà kiềng sẽ theo thiết kế. Hàm phân phúc này nên xử lý như móng.
Móng nhà cấp 4 trên nền đất ruộng với trường hợp lớp bùn yếu >2.5m: Trong trường họp này, nên gia cố nền bên dưới bằng cừ tràm, mật độ cừ tràm là 25 cây/m2. Phía trên lớp cừ tràm là lớp bê tông đá 4×6, sau đó lắp đặt thép và tiến hành đổ móng đơn như bình thường. Với các mẫu nhà cấp 4 thường kích thước móng đơn sẽ dao động từ 1.2m x 2.1m đến 0.8m x0.8m. Kích thước móng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp mà kiến trúc sư thiết kế kết cấu sẽ tính toán sao cho tiết kiệm.
Đối với công trình có một tầng hầm và công trình chỉ có nửa tầng hầm: Khi thi công đào đất sử dụng biện pháp bảo vệ đơn giản, tạo mái dốc và làm thanh chống cục bộ. áp dụng giải pháp chống thấm bao bọc bên ngoài và bản thân kết cấu tự chống thấm cho tầng hầm, giải pháp này sẽ đạt được hiệu quả cao. Khi xây nhà trên nền đất ruộng, nền nhà của công trình không xây trực tiếp trên nền đất yếu mà xây sàn rỗng bê tông cốt thép để tránh hiện tượng lún nền nhà xảy ra.
Mặt khác, để có thể tránh được các hiện tượng lún tại các công trình phụ nằm xung quang công trình chính, các kỹ sư sử dụng biện pháp tạo khe lún để tách riêng công trình và xử lý tăng cường bảo vệ kịp thời. Về công trình đường, họ sẽ sử dụng biện pháp dự trù độ lún nền đường, ban đầu chỉ làm mặt đường tạm, sau khi nền đường lún ổn định mới làm mặt đường chính thức.
Quản lý chất lượng sản phẩm công trình: Công trình ở đâu được duy trì theo hướng phát triển chất lượng sản phẩm cao nhất. Trong quá trình xây dựng, công ty xây dựng áp dụng rất nhiều biện pháp khống chế có hiệu quả, chẳng hạn như tập trung một địa điểm trộn bê tông và gia công cốt thép, còn các vật tư chính sẽ được tập trung do chủ đầu tư mua và cung cấp cho đơn vị thi công.
Nhờ những biện pháp quản lý nghiêm ngặt và chủ đầu tư trực tiếp cung ứng vật tư đến tận công trình với việc tổ chức giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát, từ đó tất cả các công trình đều thi công xây nhà trên đất ruộng đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng thiết kế và điều đó đã chứng minh các công trình xây dựng nhà ở nới chung và nhà cao tầng trên nền đất ruộng nói riêng đảm bảo được chất lượng.
Quản lý về chất lượng kĩ thuật thi công: Các công ty xây dựng đã áp dụng kỹ thuật chống sạt lỡ khi đào hố móng có độ sâu lớn và đào đất mềm với tốc độ nhanh, kỹ thuật dựng cốp pha kích cỡ lớn, bê tông có tính năng và cường độ cao, sử dụng phổ biến cốt thép cường độ cao, kỹ thuật nối cốt thép đường kính lớn, sử dụng cốp pha và dàn giái kiểu mới, thi công dự ứng lực không kết dính,… Ngoài ta, họ cũng đưa vào kỹ thuật mới xử lý nước thải oxy hóa…
Cách làm móng nhà trên nền đất ruộng
Cách 1: Xử lý móng nhà trên nền đất ruộng bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng
Làm móng nhà trên nền đất ruộng có nhiều cách giải quyết, trong đó thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời việc này giúp tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
Cách 2: Xử lý móng trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng
Xây nhà trên nền đất ruộng bạn có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trúc tiếp áp lực tác dụng lên mặt tiền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên bề mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.
Cách 3: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng
Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình: Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp. Trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng càng bé và độ lún cũng sẽ càng bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sường tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.
Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn một số thông tin về việc xây nhà trên đất ruộng. Hi vọng bài viết này sẽ đem tới những thông tin bổ ích giúp bạn rút ra được một số kinh nghiệm trong việc xây nhà trên nền đất yếu.