(maunhadep902.com) Tất cả chúng ta khi bắt đầu xây dựng một công trình đều cần tính toán rất kỹ từ chi phí xây dựng cho tới chi phí phát sinh. Tuy nhiên đa số khách hàng vẫn còn chưa hiểu rõ được khái niệm diện tích về xây dựng. Chính vì vậy ngày hôm nay kiến trúc 902 sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức thông qua bài viết này. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn khách hàng sẽ có cái nhìn chính xác và chi tiết nhất về các vấn đề trong xây dựng, phần nào đó giúp bạn có thể tính toán một cách chính xác về chi phí xây dựng.
Nội dung chính
1. Khái niệm diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng nhà ở là tổng diện tích sàn sử dụng và hình chiếu mặt bằng mái công trình. Nếu diện tích của ngôi nhà là phần thông thủy trừ cột và tường thì diện tích xây dựng là diện tích phủ bì để tính mật độ xây dựng, khai toán xây dựng và giao thầu trọn gói.
2. Cách tính diện tích xây dựng
Cách tính diện tích xây dựng theo m2 là phương pháp được các nhà thầu áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp tính chi phí giá xây nhà dựa trên diện tích xây dựng là một cách tính đơn giản nhất dựa vào m2 xây dựng nhà ở hay m2 xây dựng nhà phố nhân với đơn giá ở từng hạng mục. Trong đó, cách tính m2 xây dựng được tính bằng diện tích các sàn, trần,… nhân với hệ số phần trăm tính diện tích quy đổi.
- Diện tích có hao phí chi phí xây dựng là diện tích đã bao gồm những diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng tại đó có hao phí chi phí xây dựng. Có không ít trường hợp các gia chủ sau khi thỏa thuận giá cả với nhà thầu xong, tới lúc ký hợp đồng lại cảm thấy không vừa ý do thấy phần diện tích nhà thầu tính lớn hơn diện tích ghi trong giấy phép xây dựng rất nhiều. Nguyên nhân của sự chênh lệch này thường xuất phát từ các phần diện tích móng, diện tích giếng trời, diện tích ban công, sân thượng hoặc giàn lam, sân sau sân trước,.. Diện tích ghi trong giấy phép chỉ tính sàn, không tính diện tích phần móng, sân cầu thang và giếng trời, không tính thêm % mái nên thường sẽ nhỏ hơn diện tích thực tế. Ví dụ như trong các công trình dân dụng, cầu thang và giếng trời, tuy không đổ sàn nhưng phải làm cầu thang và xây tường thông,… nên có thể sẽ tốn kém hơn cả đổ sàn. Chính vì vậy mà không trừ phần diện tích này khi tính toán.
Cách tính diện tích xây dựng cụ thể:
- Phần gia cố nền đất yếu:
+ Gia cố nền móng công trình: Tùy theo điều kiện của đất nền, điều kiện thi công mà sẽ quyết định loại hình gia cố nền đất (thông thường đối với những nền đất yếu, người ta thường sử dụng cừ tràm hoặc sử dụng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi,… hoặc không cần gia cố mà chỉ làm móng băng)
+ Gia cố nền trệt bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép tính 20% diện tích
- Phần móng:
+ Móng đơn tính 15% diện tích
+ Móng cọc:
- Đối với công trình có diện tích sàn trệt ≤ 30m2: Đài móng trền đầu cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 50% diện tích
- Đối với công trình có diện tích sàn nhà >30m2:
. Nhà cao tầng >4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 50% diện tích
. Nhà cao tầng ≤ 4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính trên 35% diện tích
+ Móng băng tính 50% diện tích xây dựng
- Phần tầng hầm (được tính riêng so với móng):
+ Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1,5m so với code đỉnh ram hầm tính 150% diện tích
+ Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1,7m so với code đỉnh ram hầm tính 170% diện tích
+ Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2,0m so với code đỉnh ram hầm tính 200% diện tích
+ Hầm có độ sâu lớn hơn 3,0m so với code đỉnh ram hầm tính theo đặc thù riêng
- Phần sân:
+ Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 100%
+ Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 70%
+ Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50%
- Phần nhà:
+ Phần diện tích có mái che phía trên tính 100% diện tích
+ Phần diện tích không có mái che nhưng có lát gạch nền tính 60% diện tích
+ Ô trống trong nhà:
. Có diện tích dưới 5m2 tính như sàn bình thường
. Có diện tích trên 5m2 tính 70% diện tích
. Có diện tích lớn hơn 15m2 tính 50% diện tích
- Phần mái
+ Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 60% diện tích của mái
+ Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái
+ Mái bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiêng của mái
+ Mái tôn tính 30% diện tích của mái.
3. Khái niệm diện tích sàn xây dựng là gì?
Mỗi một mảnh đất sẽ có chiều dài và chiều rộng khác nhau.
Diện tích của sàn chính là tích của chiều dài và chiều rộng ở mỗi tầng. Tùy theo diện tích đất và kế hoạch xây dựng (có chừa sân hay không) thì diện tích sàn sẽ khác nhau.
Diện tích sàn tiêu chuẩn trong ngành xây dựng là 60m2/sàn. Đây được xem là diện tích sàn lý tưởng để xây dựng không gian đẹp và thoải mái nhất. Khi diện tích sàn nhỏ hơn tiêu chuẩn thì đồng nghĩa với việc đơn giá xây dựng sẽ tăng lên.
Cách tính diện tích sàn xây dựng
Cũng như cách tính diện tích xây dựng, cách tính diện tích sàn xây dựng thông thường chính là tính theo m2 sàn xây dựng bằng số liệu trên bản vẽ thiết kế đã xác định kích thước công trình, đem nhân chiều dài và chiều rộng ta sẽ được diện tích sàn. Để có được diện tích sàn sử dụng thì phải cộng tất cả diện tích sàn lại với nhau. Ví dụ, khu đất xây dựng có diện tích là 80m2, xây một trệt, ba lâu, mái bằng bê tông cốt thép. Như vậy nhà có bốn sàn, diện tích là 320m2 (lúc này, mái bằng bên trên được tính là một sàn, có mái mới tính được diện tích sàn của lầu 3). Hoặc khu đất xây dựng có diện tích là 80m2, có xây 1 trệt, 2 lầu và sân thượng (phần có mái che là 50m2 và sân không mái che là 30m2), cách tính diện tích theo sàn là: ba sàn diện tích 240m2 + 50m2 sân thượng + 50% diện tích sân thượng phần không có mái che = 240m2 + 50m2 + 15m2 = 305m2
Nếu nhà thầu nhận cả nhân công lẫn phần vật thư thì diện tích xây dựng bao gồm cả diện tích sàn nếu trên. Trong trường hợp đã đổ sàn bê tông rồi, và gia chủ chỉ muốn lợp thêm ngói thì phải được tính thêm giá từ 30 tới 50% của diện tích sàn mái.
Nếu gia chủ giao thầu nhân công thì những công trình có móng đơn giản (móng đơn nhỏ bằng bê tông cốt thép), mái bằng không lát gạch và không xây lan can cao 1m trở lên trên sân thượng thì không được tính thêm phần trăm. Ngược lại, nếu làm móng phức tạp, lát gạch, xây tường hay làm ban công trên mái thì phải tính thêm chi phí khoảng 15% của một sàn trệt hoặc mái. Riêng giếng trời vẫn phải tính đủ 100% nếu có xây tường và ốp gạch trang trí.
Tuy nhiên, cách tính theo m2 để làm cơ ở tính chi phí xây dựng chỉ mang tính chất tham khảo, trong thực tế nhà thầu cần phải lập dự toán chi tiết từng công việc cụ thể theo hồ sơ bản vẽ thiết kế đã có nhằm giúp gia chủ yên tâm ký hợp đồng, từ đó có thể kiểm soát được công việc của nhà thầu trong quá trình thi công.
4. Khái niệm diện tích sử dụng là gì?
Cái tên nói lên tất cả, diện tích xây dựng có thể hiểu nôm na đó là diện tích sàn được đưa vào sử dụng khi xây dựng xong. Diện tích sử dụng bao gồm: diện tích sàn các tầng, diện tích sân trước và sân sau, diện tích sân thượng và tum thang.
Diện tích sử dụng thường được xây dựng từ phần thô cho đến hoàn thiện. Với phần mái, trong một vài trường hợp đặc biệt cũng được tính là diện tích sử dụng.
5. Khái niệm diện tích quy đổi là gì?
Không giống như diện tích sử dụng, diện tích quy đổi được hiểu là phần diện tích xây dựng nhưng không được đưa vào sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, diện tích quy đổi thường là những phần xây dựng quan trọng và không thiếu của mỗi công trình.
Diện tích quy đổi bao gồm: diện tích phần móng và diện tích mái. Tùy theo tính chất từng loại móng hay từng loại mái mà cách tính diện tích quy đổi sẽ khác nhau. Diện tích quy đổi thường được tính dựa trên diện tích sàn với tỉ lệ phần trăm thấp hơn.
6. Khái niệm diện tích quy ước?
Diện tích quy ước còn được hiểu với cái tên gọi khác là diện tích xây dựng. Diện tích quy ước là tổng của diện tích sử dụng và diện tích quy đổi. Diện tích quy ước của căn nhà theo tiêu chuẩn là 350m2. Tương tự như diện tích sàn, tổng diện tích xây dựng càng nhỏ thì chi phí xây dựng sẽ càng cao.
Trên đây là tổng hợp các thuật ngữ về diện tích xây dựng. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn phần nào về cách tính diện tích khi xây nhà.