Diện tích tối thiểu của giếng trời và những điều bạn nên biết
4.5 (90%) 2 votes

(maunhadep902.com) Giếng trời chính là khoảng trống được thông từ mái thẳng xuống dưới nền nhà với mục đích lấy ánh sáng và tạo độ thông thoáng cho toàn bộ không gian sống. Dưới đây là một số thông tin về diện tích tối thiểu của giếng trời và những điều bạn nên biết.

Kích thước giếng trời bao nhiêu hợp lý

Giếng trời chính là khoảng trống được thông từ mái thẳng xuống dưới nền nhà
Giếng trời chính là khoảng trống được thông từ mái thẳng xuống dưới nền nhà

Trước khi tìm hiểu về diện tích tối thiểu của giếng trời, bạn cần biết rõ khoảng diện tích hợp lý khi thiết kế bộ phần này của ngôi nhà.

Đối với lĩnh vực thiết kế kiến trúc, kích thước giếng trời thông thường được thiết kế với diện tích không quá lớn, chỉ từ 4-6m2 để có thể tránh ảnh hưởng tới phần diện tích của tổng quan căn nhà. Chính vì vậy có thể tạo được một không gian mát mẻ và thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn thì kích thước của giếng trời và không gian sinh hoạt phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, thiết kế hợp lý và hài hòa với nhau.

Như vậy, ngôi nhà sẽ có mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian phụ thuộc vào độ rộng của cửa giếng trời.  Kiến trúc 902 sẽ giới thiệu tới các bạn mức diện tích phù hợp của giếng trời: kích thước theo quy luật phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với các phòng có nhiều cửa sổ) và phải nhỏ hơn 15% diện tích mặt sàn (đối với phòng có ít cửa sổ).

Ngôi nhà sẽ có mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian phụ thuộc vào độ rộng của cửa giếng trời
Ngôi nhà sẽ có mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian phụ thuộc vào độ rộng của cửa giếng trời

Diện tích tối thiểu của giếng trời

Có rất nhiều người thắc mắc về diện tích tối thiểu của giếng trời, đặc biệt đối với những mẫu nhà có diện tích nhỏ và cần phải tận dụng triệt để, để có thể phục vụ cho không gian sinh hoạt.

Theo quy định của kiến trúc, diện tích tối thiểu của giếng trời sẽ là 450×450, được thiết kế đủ để cơ thể một người lên xuống. Mặc dù vậy, trong quá trình thiết kế thì các kiến trúc sư có thể xem xét từng trường hợp mà trình bày tận dụng tối đa kích thước giúp mức độ thoáng sáng của ngôi nhà đạt tới sự tối ưu.

Bên cạnh đó, vị trí cũng như cách thức đặt giếng trời cũng cần phải được chú ý sao cho hợp với phong thủy, và cảnh quan của ngôi nhà. Thông thường giếng trời được bố trí ở các khu vực trung tâm, cầu thang, phòng ăn hoặc phòng bếp để mang lại nguồn ánh sáng cần thiết.

Cần chú ý tới vị trí cũng như cách thức đặt giếng trời để hợp phong thủy và cảnh quan của ngôi
Cần chú ý tới vị trí cũng như cách thức đặt giếng trời để hợp phong thủy và cảnh quan của ngôi

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời

Bên cạnh việc nắm rõ được diện tích tối thiểu của giếng trời, để có được một giếng trời đẹp, phù hợp với từng chi tiết thiết kế của ngôi nhà, bạn cần phải cân nhắc tới mức độ ảnh hưởng do thay đổi thời tiết của giếng trời. Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khi làm giếng trời phải tính toán sao cho lượng nhiệt và lượng gió ra vào luôn được cân bằng có khả năng tránh nóng quá vào mùa hè hoặc quá lạnh vào mùa đông. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đảm bảo được trong những ngày mưa, khoảng giếng trời này không bị hắt mưa khiến cho đồ đạc bị ẩm mốc, hư hại. Nên thiết kế giếng trời theo bố cục khoa học:

Bước 1: Bạn cần gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt chờ ở phía góc.

Bước 2: Tiếp theo cần xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm tới 1m6 tùy ý, sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm

Bước 3: Lớp trên cùng là lớp vật liệu lấy sáng. Vật liệu lấy sáng tiên tiến đang được sử dụng đa dạng với lớp kính cường lực, mica không bể từ polycacbonat, kính ép Kithaglass,…

Có thể sử dụng các lớp kính cường lực, mica không bể để có thể lấy được tối đa ánh sáng và đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian sống
Có thể sử dụng các lớp kính cường lực, mica không bể để có thể lấy được tối đa ánh sáng và đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian sống

Tuy nhiên, dù sử dụng bằng bất kỳ một loại vật liệu nào, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước ở đỉnh giếng để chắc chắn không đọng nước, tránh gây ra các trường hợp dột hoặc nước tràn vào nhà.

Khi làm giếng trời, gia chủ nên thiết kế thêm một tấm lưới hứng kính ngay dưới miệng giếng trời để đề phòng trường hợp kính vỡ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Mặc dù đây chỉ là trường hợp hiếm có, rất ít khi xảy ra nhưng không phải sẽ không bao giờ xảy ra, vậy nên việc phòng tránh này rất cần thiết đối với mọi gia đình.

Trên đây là những thông tin về diện tích tối thiểu của giếng trời và những điều bạn nên biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể thiết kế được phần giếng trời phù hợp với không gian sống và đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.