Bật mí cách đầm nền nhà có thể bạn chưa biết
5 (100%) 1 vote

(maunhadep902.com) Đầm nền nhà là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Công việc đầm nền nhà có hiệu quả thì công trình của bạn mới chắc chắn và có độ an toàn cao. Bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách đầm nền nhà đạt được hiệu quả cao.

Đầm nền nhà

Bật mí cách đầm nền nhà có thể bạn chưa biết
Đầm đất có tác dụng giúp làm tăng độ chặt và khối lượng riêng của đất để nền đất công trình

Đầm đất có tác dụng giúp làm tăng độ chặt và khối lượng riêng của đất để nền đất công trình chịu được tác dụng của tải trọng, không bị lún quá giới hạn cho phép.

Hiện nay một số cách đầm nền nhà được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay: đầm nện, đầm lăn, đầm rung.

Đầm nện: Loại đầm nền này còn được gọi là đầm xung lực, là loại đầm được sử dụng động năng của vật rơi tác dụng lên mặt đất. Mặc dù thời gian tác dụng ngắn nhưng ứng suất gây biến dạng vẫn có thể truyền sâu vào trong lòng đất.

Đầm thủ công: Đầm gỗ, đầm bê tông, đầm ngang (nặng 8-10kg) hiệu quả và năng suất đầm thấp. Đầm nơi diện tích chật hẹp, máy đầm không tới được.

Đầm chày cơ giới: Chày đầm nặng 2 – 4 tấn bằng thép hay bê tông cốt thép, được treo trên cần trục có trọng tải 5 tấn, giá búa có đọng cọc hoặc máy đào đất, khi đầm máy nâng chày lên cao 3-5m rồi cho rơi tự do. Trọng lượng càng lớn chiều dày lớp đất đắp càng lớn, chiều dày lớp đầm còn phụ thuộc vào loại đất: với cát từ 0,8-1m, với đất dính 0,6-0,8m. Số lần nện trên một chỗ 3-5 lần. Đầu chày có giới dùng cho đất rời, đất dính và đất đá đắp, dùng để gia cường những móng hẹp chưa chịu được tải trọng yêu cầu. Đầm cách công trình có sẵn khoảng 2m để tránh rung động.

 

Đầm lăn: Thường dùng có các loại: lu bánh cứng tròn (đầm lăn mặt nhẵn), lu chăn cừu (đầm lăn chân cừu), lu  bánh lớp, lực đầm tác dụng từ từ qua sức nén của các bánh lăn.

Lu bánh cứng trơn: Là loại đầm đơn giản nhất, có thể kéo theo hoặc tự hành, qua nắp gia tải có thể đổ đất hoặc nước vào trong quả lăn để tăng áp lực đầm khi cần thiết. Sau khi đầm lớp đất phía trên bị cứng lại, có xu hướng cản trở tác dụng của đầm xuống lớp đất phía dưới, do đó chiều dày lớp đất đầm không nên vượt quá 15-20cm, số lần đầm từ 6-10 lượt.

Bề mặt lớp đất sau khi đầm thường nhẵn mịn, khó dính kết với lớp đất sau. Loại đầm này dùng thích hợp khi đầm bề mặt đất có lẫn đá, đầm những lớp đất hoàn thiện.

Lu chân cừu: thường là loại kéo theo, trên bề mặt lu có các hàn các vấu đầm, chiều sâu ảnh hưởng tương đối lớn hơn 30 -50cm, số lần đầm từ 6 -10 lượt.

Dùng đầm chân cừu không phải đánh xờm đất; năng suất đầm cao; nền đất đắp sau khi đầm thành một thể thống nhất; đặc biệt hiệu quả khi đầm đất dính nhưng độ ẩm được quy định chặt chẽ. Loại này được dùng nhiều trong thủy lợi.

Lu bánh lốp: có thể tự hành hoặc kéo theo (Hình II.23), các lốp xe được lắp thành một hoặc hai hàng trên một hoặc hai trục. Thùng xe chứa đất, cát, đá hoặc tán gang hay bê tông. Chiều sâu đầm 40 – 45cm. Đầm bánh lốp dùng đầm đất rời (số lượng đầm 4-6 lượt), đầm đất dính (số lượng đầm 5-8 lượt).Máy có tốc độ làm việc lớn và năng suất cao, dùng cho mọi loại đất do tăng giảm được khối lượng máy và áp suất trong lốp.

Lu rung tự hành: kết hợp cả hai phương pháp là đầm tĩnh và đầm rung. Nó có hai bánh, bánh dẫn hướng phía trước, bánh chủ động phía sau.

Máy đầm rung (Hình II.24); máy làm việc nhờ lực rung; có hai loại tự hành và không tự hành. Sử dụng loại máy này độ ẩm của đất phải lớn hơn các loại đầm tĩnh và động khoảng 10 – 12%. Dùng hiệu quả với đất rời có kích thước hạt khác nhau và lực liên kết nhỏ: cát, đá cát, đá dăm nhỏ, sỏi. Đất dính và khô như đất sét dùng máy đầm rung không thích hợp.

Kỹ thuật đầm nền nhà

Chất lượng của đầm nền nhà chủ yếu phụ thuộc vào ba yếu tố: lực, thời gian đầm và độ ẩm.

Lực tác dụng: Trong phương pháp đầm tĩnh và đầm động, đất phải biến dạng vĩnh viễn, không đàn hồi, đất được thu nhỏ thể tích và được lèn chắc. Muốn vậy lực tác dụng phải đủ để thắng lực liên kết giữa các phần tử của đất, nhưng không được vượt quá giới hạn bền của nó; nếu không sẽ làm phá vỡ cấu trúc của nền đất và sẽ để lại những lớp đất hình sóng sau khi thôi đầm… Qua nghiên cứu người ta thấy ứng suất lớn nhất của đầm bằng (0,9÷1), độ bền giới hạn của đất là tốt nhất δmax= (0,9÷1)[δ].

Thời gian đầm: Trong quá trình đầm sự biến dạng của đất tiến triển theo thời gian. Khi tác dụng lực đột ngột thì thời gian đất ở trạng thái căng thẳng là rất nhỏ so với thời gian cần thiết để đất biến dạng hoàn toàn. Vì vậy, để đạt chất lượng đầm theo ý muốn cần tác dụng lực trong một thời gian nhất định hoặc nhiều lần.

Hai yếu tố lực và thời gian có thể khắc phục bằng cách tăng giảm trọng lượng (bộ phận gia tải), chọn tốc độ di chuyển của máy khi đầm.

Độ ẩm: là yếu tố quan trọng và rất khó đạt được, chỉ có độ ẩm hợp lý thì việc đầm lèn mới đạt hiệu quả tốt. Qua đồ thị (Hình II.25) ta thấy muốn đầm có hiệu quả thì đất phải có độ ẩm tối ưu, vì vậy trong quá trình đầm nếu đất khô phải tưới nước, đất ướt phải đợi đủ ẩm mới đầm. Tưới ẩm hoặc giảm độ ẩm của loại đất dính phải tiến hành bên ngoài mặt bằng thi công.

Cách đầm nền nhà khi sử dụng đầm lăn và đầm nện:

Đầm lăn: có thể chạy theo sơ đồ quay tròn hay tiến lùi. Hình II.26b là sơ đồ làm việc của máy lu được kéo bằng máy kéo, đoạn làm việc dài. Hình II.26c là sơ đồ làm việc của máy lu tự hành, đoạn làm việc ngắn. Khi đầm cho máy chạy dồn từ ngoài vào trong khu đất đắp. Mỗi lần đi, dải bánh lu phải chồng lên nhau từ 25 – 50cm. Cho máy chạy chậm và bố trí trọng lượng bánh lăn trước nhẹ hơn bánh lăn sau.

Đầm bằng đầm nện cũng đầm từ hai mép dồn vào giữa, sơ đồ đầm đất bằng đầm nện (Hình II.27)

Trước tiên phải dầm nhẹ ,bằng cách giảm chiều cao nâng đầm khoảng 4 lần. Khi dùng đầm chày treo vào đầu cần máy đào đất thi mỗi dải đầm lấy rộng bằng 0,9 đường kính (hoặc cạnh bé nhất) của tấm chày. Để đầm được đều thì góc tay quay cần lớn nhất là 90°. Sau khi kết thúc việc đầm bằng đầm nện, một lớp đất dày khoảng 15cm vẫn ở trạng thái tơi xốp, phải được đầm lại bằng đầm nhẹ hơn.