(maunhadep902.com) Móng nhà là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có vai trò giúp nâng đỡ và quyết định sự bền vững cả cho cả công trình. Quy trình làm móng nhà đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và cần có sự giám sát chặt chẽ. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu về quy trình làm móng nhà.
Nội dung chính
Khái niệm móng nhà
Móng nhà hay còn được gọi là nền móng, chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của nhà có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất. Không những vậy, móng nhà còn có vai trò quan trọng trong việc phân phối tải trọng đó lên diện tích nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép nhằm tăng cường sự ổn định của nhà, để từ đó có thể chịu được sức ép của trọng lực từng tầng, khối lượng của công trình.
Hiểu một cách đơn giản là bất kỳ ngôi nhà dù được thiết kế theo phong cách nào, diện tích bao nhiêu nếu muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì thế xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà, phải đảm bảo không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.
Có thể nói, móng nhà chính là yếu tố quyết định tới sự vững chắc và bền chặt, độ an toàn cho toàn bộ công trình nhà ở của gia đình. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý quy trình làm móng nhà sao cho các bước diễn ra theo đúng quy định để đảm bảo móng nhà đạt chất lượng.
Tìm hiểu và lựa chọn về các loại móng cho công trình nhà ở?
Theo các KTS trong quy trình làm móng nhà, việc lựa chọn loại móng nhà nào để thi công phải được lên phương án và tính toán một cách cụ thể, chính xác, quá trình thi công phải được giám sát nghiêm ngoặc bởi những người có kiến thức chuyên môn. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí xây nhà mà còn đảm bảo khả năng chịu được tải trọng của thân nhà phía bên trên nhằm tránh trường hợp nhà vừa xây xong bị xập hoàn toàn hoặc bị lún, nứt.
Trường hợp móng nhà quá yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sửa chữa khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, đôi khi phải dỡ bỏ cả nhà để làm lại.
Móng nhà hiện tại thường là móng đơn, móng băng, móng bè hoặc móng cọc, việc lựa chọn loại móng phù hợp và an toàn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó điều kiện nền và tải trọng của công trình là quan trọng nhất.
Móng đơn
Móng đơn chính là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
Móng băng
Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng bè
Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
Móng cọc
Móng cọc là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
Nên lựa chọn loại móng nào cho thiết kế nhà 2 tầng
Móng băng
Móng băng là cách làm móng nhà 2 tầng đơn giản được thiết kế với chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng nhà thiết kế cho nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới dãy cột, dưới tường. Khi móng băng được sử dụng dưới dãy cột, người ta gọi đó là kiểu móng băng giao thoa.
Với điều kiện đất nền không được tốt, móng băng là loại móng khá phù hợp cho ngôi nhà 2 tầng của bạn. Móng băng thích nghi được ở mọi điều kiện đất nền, địa chất. Tình trạng sụt lún khi thi công móng băng sẽ hiếm xảy ra, nếu có cũng là lún đều. Ngoài ra, đây cũng là loại móng nhà 2 tầng rất dễ thi công.
Lưu ý khi xây móng băng cho nhà 2 tầng đó là trường hợp móng băng là móng cứng nhưng lại có chiều sâu đặt móng lớn thì chúng ta nên lựa chọn thay thế bằng móng băng mềm. Với phương pháp mà các kỹ sư xây dựng đưa ra, chúng ta có thể giảm được chiều sâu đặt móng, nhờ đó có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc thi công đổ móng.
Khi tính kích thước của loại móng này, chúng ta sẽ phải tính toán chiều cao dầm móng. Cụ thể là chiều cao của móng băng nhà 2 tầng sẽ bị chi phối bởi nhịp của cột và chiều cao của tầng nhà. Đối với những căn nhà 2 tầng thông thường. Dầm móng băng sẽ được thiết kế bằng 1/10 chiều dài của nhịp có kích thước lớn nhất.
Móng cọc
Móng cọc của nhà 2 tầng là loại móng được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo ra kết cấu móng vô cùng vững chắc. Với thiết kế này, móng cọc thường được lựa chọn sử dụng trong những trường hợp ngôi nhà 2 tầng chuẩn bị xây có nền đất yếu, dễ sụt lún, địa hình phức tạp, đất vượt ao hồ…
Hiện nay, đa phần các mẫu nhà 2 tầng tại nông thôn sẽ không thông qua khảo sát nền đất và sự tính toán kỹ lưỡng về việc sử dụng khoảng bao nhiêu cọc cho công trình. Do đó, một điều lưu ý khi thiết kế thi công móng cọc, chúng ta cần phải hoạch định rõ về số lượng cọc để công trình đảm bảo tiêu chuẩn tốt nhất.
Tải trọng bề mặt sàn, trọng tải của tường xây, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng).
Lựa chọn máy ép cọc thế nào cho đúng chuẩn? Khi chúng ta thực hiện lựa chọn máy ép cọc thì phải lưu ý rằng lực ép của máy phải lớn hơn 15% tải trọng động.
Khi thực hiện thi công ép cọc, tất cả những gì chúng ta làm chỉ đơn giản là xem chỉ số và giám sát toàn bộ công trình thi công của mình.
Kích thước dài là bao nhiêu? Tùy theo từng số lượng của cọc, thép đặt và kích thước dầm móng, chúng ta sẽ thiết kế đài móng phù hợp để tạo thành một khối vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà.
Một số sai lầm trong quy trình làm móng nhà
Trong quy trình làm móng nhà, gia chủ cần lưu ý và giám sát tránh phạm phải một số sai lầm sau đây:
Khảo sát địa chất không kỹ
Rất nhiều hộ gia đình khi xây nhà không tiến hành bước đo đạc, kiểm soát địa chất hoặc nếu có cũng chỉ tiến hành qua loa, sơ sài. Khảo sát địa chất sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng đất của nhà mình, xét xem loại đất ấy có phù hợp để xây nhà hay không và có những biện pháp gì để có thể xây nhà trên những loại đất ấy mà không lo nhà ở bị sụt lún khi xây.
Một số loại đất được “lưu ý” khi xây nhà:
- Đất sét: Đây là loại đất có khả năng hút nước rất kém do kết cấu các phần tử đất quá chặt. Khi xây nhà trên mảnh đất này rất có thể sẽ gây lên hiện tượng tồn đọng nước, trong nhà dễ bị ẩm thấp khiến nhiều ruồi muỗi sinh sôi nảy nở.
- Đất xốp: Ngược với đất sét, đất xốp có các hạt phân tử cấu tạo rất lỏng lẻo do vậy khả năng chịu lực rất kém, dễ dẫn tới tình trạng nhà lún nếu ngập lụt quá lâu hay do nguồn nước thải tích tụ làm lỏng lẻo cấu tạo các phần tử đất.
Thiết kế không tốt
Trong quy trình làm móng nhà, thiết kế móng không tốt, không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc, dễ bị sụt lún. Sau đây là thông tin về một số loại móng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Móng sâu: Đây là loại móng tương đối sâu, chỉ sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng hay các tòa văn phòng, chung cư… Loại móng này không nên xây ở những nơi có mạch nước ngầm lớn bởi sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng sụt lún khi mưa to, gió lớn.
- Móng nông: Độ sâu từ 1.2÷3.5m được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhẹ, trung bình. Đối với các tòa nhà 2- 5 tầng người ta thường dùng móng cọc khoan nhồi có đường kính cọc phổ biến từ 0,8m – 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ð 1,2m.
Chất lượng nguyên vật liệu kém
Chất lượng của nguyên vật liệu có tác động khá lớn tới kết cấu móng nhà. Khi làm móng nhà bạn nên chọn những nguyên vật liệu tốt, đừng vì tiếc tiền mà lựa chọn những chất liệu rẻ tiền có thể dẫn tới chất lượng công trình kém đi, móng nền nhà yếu kém. Khi mua nguyên vật liệu bạn cũng cần kiểm tra kỹ càng chất lượng của nó, bởi người ta có thể ăn gian khối lượng nếu bạn lơ là.
Thợ thi công không có kinh nghiệm
Khi lựa chọn nhà thầu thi công, bạn nên chọn những nhà thầu có đội ngũ thợ thi công đã có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo móng nhà được đổ đúng quy trình, kết cấu nền móng ổn định và công trình khi hoàn thiện luôn vững chắc đảm bảo an toàn cho người ở.
Khi thi công gia đình cũng nên giám sát thật chặt chẽ quá trình thi công để kịp thời phát hiện những sai lầm do sơ suất.
Một số lưu ý trong quy trình làm móng nhà
Khảo sát địa chất kỹ lưỡng
Một trong những bước quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là khảo sát địa chất kỹ càng. Trước khi xây nhà, thông thường nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình đồng thời giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Để công trình tồn tại và sử dụng được một cách bình thường, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải đảm bảo chặt và kiên cố, khô ráo, khả năng thấm cao và khó xảy ra tình trạng nghiêng lún. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao, dễ gây ẩm thấp nhằm tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Lựa chọn loại móng phù hợp
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Để làm được việc này bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.
Đảm bảo quy trình thi công
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.
Quy trình xây móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:
- Đào hố móng.
- Làm phẳng mặt hố móng.
- Kiểm tra cao độ lót móng.
- Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
- Ghép cốp pha móng.
- Đổ bê tông móng.
- Tháo cốp pha móng.
- Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.
Trường hợp đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Do đó gia chủ và KTS cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng cho công trình nhà ở một cách tốt nhất.
Lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng
Quá trình chọn lựa nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng là một nhân tố đóng góp quan trọng trong việc mang lại chất lượng công trình. Nên ưu tiên chọn mua các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng hoặc thay đổi từ loại 1 sang loại 2 ảnh hưởng đến toàn bộ công trình xây dựng.
Giám sát quá trình thi công
Để giúp bạn yên tâm hơn khi giao công trình của mình cho nhà thầu, chúng tôi khuyên bạn nên giám sát, nhắc nhở cũng như cần biết các bước cơ bản trong quy trình làm móng nhà cơ bản để tránh dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
Với những thông tin mà Kiến trúc 902 Studio đưa ra ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm móng nhà và một vài lưu ý để có được công trình ưng ý nhất.