Tìm hiểu về hiện tượng nứt dầm bê tông
Rate this post

(maunhadep902.com) Hiện nay sau quá trình sử dụng lâu dài hoặc có thể ngay sau khi thi công, rất nhiều công trình đã xảy ra hiện tượng bê tông bị nứt, vỡ. Đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà ở thì hiện tượng dầm bê tông bị nứt cũng thường xuyên xảy ra. Hiện tượng này khiến không ít gia đình phải đau đầu. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số thông tin về hiện tượng nứt dầm bê tông.

Tìm hiểu dầm nhà là gì?

Để có thể hiểu kĩ được hiện tượng nứt dầm bê tông thì bạn cần hiểu được khái niệm dầm bê tông là gì. Dầm là cụm từ chỉ một cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Dầm là cấu kiện nằm ngang và chỉ chịu tác dụng của mô men uốn và lực cắt. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép chỉ được bố trí từ việc tính toán theo điều kiện kiểm tra khả năng chịu mô men uốn.

Dầm bê tông là một cấu kiện gồm có bê tông cốt thép trong xây dựng. Thông thường nó có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Dầm thường được gối lên cột trong nhà ở và các công trình xây dựng nói chung.

Cách nhận biết hiện tượng dầm bê tông bị nứt

Như chúng ta đã biết, cấu tạo của dầm bê tông cốt thép bao gồm có cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên có thể có hoặc không có cũng được.

Các bạn có thể quan sát hiện tượng dầm bê tông bị nứt bằng mắt qua các dấu hiệu sau đây:

Trên thân cột, dầm xuất hiện những vết nứt dầm lớn hoặc nhỏ khác nhau tùy thuộc vào thực tế xây dựng. Vi trí dầm bê tông bị nứt thường ở những vị trí sau:

  • Vết nứt co ngót
  • Nứt xiên
  • Nứt dọc tại chỗ tiếp giáp bản cánh với bản bụng
  • Nứt ngang trong bản cánh trên
  • Nứt ngang trong bầu dưới dầm
  • Nứt dọc trong bầu dưới dầm
  • Nứt ở vùng sát gối
  • Nứt ngang nằm ngang ở đầu dầm
  • Nứt ở vùng mối nối.

Ngày nay, hiện tượng dầm bê tông bị nứt rất phổ biến hiện nay. Diễn biến của hiện tượng nứt có nguy cơ ăn mòn cốt thép bên trong, đồng thời làm giảm dần dần tiết diện chịu lực và mang lại hậu quả nghiêm trọng như làm hư hỏng kết cấu hoặc tuổi thọ của công trình, đặc biệt là kết cấu dầm nhà. Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà khi phát hiện ra hiện tượng dầm bê tông bị nứt, các bạn cần phải tìm hiểu kĩ về các vết nứt cũng như nguyên nhân gây ra để có thể tìm những giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nứt dầm bê tông

Nguyên nhân đầu tiên và cũng có thể là lớn nhất gây nên hiện tượng nứt dầm bê tông không thể không kể tới việc sai quy trình thi công và thi công ẩu. Trong đó, đối với mỗi vị trí nứt lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau và có các cách giải quyết khác nhau:

  • Dầm nhà bị nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và cột: nguyên nhân là do kĩ thuật tiến hành thi công đã không đặt hoặc đặt thiếu thép râu neo vào tường
  • Dầm nhà bị nứt ở vị trí mép tiếp giáp với tường- dạ đà: Do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định. Hậu quả là trong quá trình khô cứng, tường và vữa xây khi trát đều cùng khô lại co ngót 1 phần làm xuất hiện vết nứt ngang.
  • Nứt ở mép: Nứt ở mép tiếp giáp tường và mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi của kĩ thuật khi thi công. Sau khi bên thợ đúc đà, mặt sàn các tầng, trước khi triển khai xây tường, ở các mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch sẽ, đủ ẩm; điều kiện cần là phải có một lớp vữa dầu, miết phải kỹ. Nên xây trước ít nhất là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện các vết nứt. Nếu bạn không thực hiện đúng quy trình chuẩn, có thể có vết nứt.

Xem thêm:

  1. Tìm hiểu nguyên nhân tường nhà mới xây bị nứt
  2. Tìm hiểu về hiện tượng nứt dầm bê tông
  3. Tìm hiểu về nguyên nhân hiện tượng nứt cổ trần nhà
  4. Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không?
  5. Tìm hiểu về sự cố khi thi công cọc khoan nhồi

Biện pháp khắc phục hiện tượng nứt dầm bê tông:

Muốn tìm ra được biện pháp khắc phục hiện tượng nứt dầm bê tông trước tiên bạn cần phải tìm được những nguyên nhân chính xác. Các vết nứt sau khi đã chỉ rõ được nguyên nhân thì chúng ta cần phải tìm ra được giải pháp khắc phục các vết nứt nếu ảnh hưởng tới kết cấu. Ngoài ra, đối với các vết nứt xảy ra do hiện tượng vật lý thông thường như tác nhân từ thời tiết, co ngót,.. và có thể không gây ảnh hưởng tới kết cấu công trình.

  •  Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và cột: bạn có thể dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
  •  Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: Có thể dùng biện pháp khắc phục vết nứt như trên. Hoặc phá hàng gạch trên cùng ra để tiến hành xây lại theo đúng quy định.
  • Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và mặt trên đà:Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.

Vị trí và độ lớn của vết nứt dầm mà cách khắc phục cũng khác nhau:

  •  Trong trường hợp dầm nhà bị nứt, vết nứt có đổ mở rộng <= 0.3mm

Cách thức khắc phục là làm sạch bề mặt dầm bằng bàn chải sắt. Sau đó quét xi măng tinh lên.

  • Trong trường hợp dầm nhà bị bị nứt, vết nứt có độ rộng mở >= 0.3mm. Hiện nay, đối với các vết nứt có động rộng mở như trên, phương pháp xử lý dầm bê tông bị nứt có thể bằng phương pháp tiêm vữa xi măng hoặc keo epoxy.

Cách khắc phục:

  • Đục rộng vết nứt ( nếu 2 bên vết nứt có hư hỏng hoặc có rêu bám) để chuẩn bị trám vá vết nứt dầm. Bạn có thể đục rộng vết nứt thành hình chữ V hoặc hình chữ nhật sao cho thuận tiện cho việc sửa chữa và thi công. Khi đục rộng các vết nứt, bằng mắt thường có thể quan sát được vết nứt bê tông, cốt thép và lớp bê tông bảo vệ.
  • Sau đó, khoan các lỗ để cắm đầu bơm dọc theo vết nứng ( Khoảng cách các lỗ từ 20, 50cm, đường kính lỗ từ 5, 8mm, chiều sâu lỗ không nhỏ hơn 2.5cm.
  • Làm sạch bề mặt bên ngoài vết nứt dầm nhà
  • Cắm vào mỗi lỗ khoan 1 đầu bơm, đầu bơm làm bằng kim loại có đường kính từ 2, 4mm, chiều dàu bằng chiều sâu chắm trong lỗ khoan (thường từ 1, 5, 3 cm) cộng với ( 1, 5, 3cm) để cắm vòi bơm.
  • Phủ lên bề mặt vết nứt ( phần không đục rộng) một lớp keo dày để khi bơm keo hoặc vữa bơm không theo vết nứt trào lên bề mặt.
  • Chuẩn bị keo, vữa máy bơm keo để bơm keo vào vết nứt. Máy bơm phải có áp lực lớn hơn 20at.
  • Sau đó bơm vữa vào vết nứt

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng nứt dầm bê tông. Hi vọng bài viết này sẽ đem tới nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng. Mọi thắc mắc xin quý khách liên hệ:

Hotline: 0901.728.872

Email : tuvankientruc902@gmail.com 

Địa chỉ : Văn phòng giao dịch  1602 – Tầng 16 tòa nhà A4 – Hàm Nghi – Nam Từ Liêm – Hà Nội.