Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
5 (100%) 2 votes

Xây nhà luôn là công việc quan trọng trong đời người. Chính vì nó quan trọng nên chủ nhà thường mang tâm lý lo lắng trong suốt quá trình từ thiết kế nhà cho tới thi công. Gia chủ càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì việc xây nhà càng được diễn ra thuận lợi. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về cấu tạo móng băng cũng như cách thi công.

1. Móng băng là gì?

Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng

Móng băng là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường, có thể dạnh một dải dài và có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột. Trong xây dựng công trình, móng băng được sử dụng rộng rãi nhất vì độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Các loại móng băng trong xây dựng nhà đều có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Những loại móng băng cứng thường có chiều sâu đặt móng lớn thì nên thay bằng móng băng mềm thì sẽ gảm được chiều sâu đặt móng nên sẽ tiết kiệm được chi phí hơn. Khi chiều sâu đặt móng bị hạn chế hoặc nhà cần có móng ổn định, hoặc móng cần có cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi móng là bê tông cốt thép thì hầu hết các trường hợp nhà làm khung bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép móng.

Đối với những kiểu nhà có tầng hầm thì móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng > 0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm. Chú ý là, nếu cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.

2.Tìm hiểu về cấu tạo của móng băng

Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
  • Móng băng bao gồm một lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Một lớp bê tông lót dày 100mm
  • Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x 350 mm
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) mm
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc  6Φ(18-22), thép đai Φ8a150

3.Cách thi công móng băng

  • Giải phóng mặt mặt

Giải phóng mặt bằng được coi là một bước cần thiết trong công cuộc thi công móng băng. Bất kì một việc gì trước khi thực hiện bạn cũng cần phải chuẩn bị thật tốt để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả công việc.

Trước khi thi công móng băng bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu như thép, cát, xi măng hay đá để đảm bảo tiến trình thi công luôn diễn ra trôi chảy và không bị đứt quãng. Các phương tiện máy móc thiết bị để thi công cũng cần phải được chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo cho công tác chuẩn bị thi công.

Xem thêm:

  1. Chi tiết về biện pháp thi công dán ngói
  2. Mái bê tông dán ngói và những điều có thể bạn chưa biết
  3. Các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay mà bạn có thể cần
  • San lấp mặt bằng – công tác đất

Việc san lấp mặt bằng, dọn dẹp khu đất là việc vô cùng quan trọng. Công việc này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công.

  • Công tác cốt thép

Cốt thép cần được gia công theo đúng yêu cầu thiết kế của công trình móng xây dựng nhà dân dụng theo tiêu chuẩn xây dựng. Trong quá trình lắp ráp cốt thép, sử dụng mối hàn hay biện pháp cơ giới cần chú ý đến công tác làm dịu mối hàn để hạn chế gây cháy cốt pha, ảnh hưởng tới công trình. Cốt thép phải được bố trí theo đúng phương mà bản vẽ thiết kế móng quy định. Hiện nay mỗi một kết cấu công trình lại có những yếu tốt khác nhau, người tham gia vào quá trình thi công cần hết sức cẩn thận trong quá trình bố trí để hạn chế việc sau phương chịu lực của thép, tránh làm giảm tác dụng của cả hệ kết cấu cốt thép.

Bên cạnh đảm bảo theo đúng yêu cầu thiết kế các loại cốt thép cần được lựa chọn gia chông đảm bảo chất lượng thép. Bạn có thể phân biệt các loại thép bằng mắt thường những loại thép không gỉ thường không bám bẩn hay dính bùn đất.

Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
Tìm hiểu về cấu tạo và cách thi công móng băng
  • Công tác cốp pha

Lắp đặt hệ thống ván khuôn cho quá trình đổ bê tông nền móng. Ván khuôn được lựa chọn phải phù hợp với từng loại móng và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trong quá trình thi công.

  • Công tác bê tông

Công tác bê tông là công tác cuối cùng, là công đoạn quyết định sự thành bại và hiệu suất,hiệu quả của sản phẩm.

Trong quá trình thi công, người thực hiện cần phải hết sức đảm bảo chất lượng của móng công trình. Bê tông thi công móng phải được trộn theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro.

Mặt cắt bê tông có dạng hình thang, độ nghiêng mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha trên bề mặt mà chỉ cần ghép hai bên thành. Sau khi đổ bê tông cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để nén bê tông cho bê tông không bị chảy và chắc.

4. Một số lưu ý khi thi công móng băng

  • Một điều không thể phủ nhận rằng móng nhà cần kiên cố, vững chắc thì ngôi nhà mới có thể bền vững vì vậy khi thi công móng băng, gia chủ cần tránh đất nhão, đất xốp dễ bị nấm mốc vì thổ chất của móng nhà thích hợp dùng đất cát. Như chúng ta đã biết đất cát rất chặt và kiên cố, nhà ở không có nguy cơ bị nghiêng lún ngoài ra đất cát khô ráo, khả năng thấm cao có lợi cho sự phát triển sinh sôi của các loại vi sinh vật, bảo đảm tác dụng tự làm sạch đất.
  • Đặc biệt, không nên sử dụng đất sét vì chúng  kết cấu quá chặt, khả năng hút nước lại thấp, sẽ không tốt cho sự phát triển mạnh của vi sinh vật cần ô xy, từ đó dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Vì thế, nhà ở dễ bị ẩm thấp, sàn nhà dễ đọng nước, làm nơi sinh sôi cho các loại ký sinh trùng như muỗi, ẩm mốc,….
  • Đất xốp cũng không thích hợp để làm móng nhà vì khó chịu nổi sức nặng của ngôi nhà, dẫn đến việc nhà lún hay nghiêng đổ. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt dễ làm ô nhiễm nguồn nước ở phía dưới, gây ra các căn bệnh truyền nhiễm qua đường nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Tránh mức nước quá cao gây ẩm thấp vị trí mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn móng của nhà 0,5 mét nhằm tránh cho trong nhà không bị ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún, cũng là nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước. Nếu đường nước ngầm quá gần nền nhà, không chỉ làm nhà ẩm thấp lạnh lẽo, có nguy cơ nghiêng lún, mà còn thường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về cấu tạo của mái băng và cách thi công. Hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm các thiết kế nhà đẹp mới nhất 2018

Nhận ngay mẫu nhà hợp phong thủy, hợp khu đất nhà mình ngay tại đây, quý khách hãy comment phía dưới hoặc gọi trực tiếp 0901 728 872 , qua hòm thư tuvankientruc902@gmail.com. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ, gửi mẫu nhà và tư vấn miễn phí cho bạn. Trân trọng cảm ơn