Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lí trần nhà bị nứt
Rate this post

(maunhadep902.com) Những công trình xây dựng hiện nay dù đã được sử dụng qua nhiều năm hay một số trường hợp đặc biệt như những công trình mới đưa vào sử dụng cũng có khả năng xuất hiện các vết nứt trần nhà. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của các thành viên trong gia đình bạn. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về nguyên nhân và cách xử lí trần nhà bị nứt.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt trần nhà

Trần nhà bị nứt có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra
Trần nhà bị nứt có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra
  • Một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên hiện tượng nứt trần nhà chính là do địa chất khu vực xây dựng có sự lún sụt không đồng đều. Qua thời gian sẽ tạo nên những vết nứt và ngày càng lớn hơn theo thời gian tại vị trí trần nhà hoặc nhiều nơi khác.
  • Nguyên nhân chủ quan có thể là cho loại bê tông của công trình không đạt tiêu chuẩn. Khi thi công, thợ thi công trộn không đều hoặc sử dụng nhiều loại xi măng khác nhau gây ra độ co ngót không giống nhau và tạo nên những vết nứt.
  • Cũng có thể là do chất lượng nguyên vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn dẫn tới chất lượng trần nhà không tốt, không thể chống chọi lại với các tác nhân xấu gây nên hiện tượng nứt nẻ
  • Cũng có thể do vấn đề chống thấm dột trần không được quan tâm hoặc xử lí không đúng cách, bỏ qua không thi công. Như chúng ta đã biết, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên dưới sự ảnh hưởng của thời tiết,lâu ngày sẽ xuất hiện những vết nứt và gây thấm dột tại trần nhà.

Biện pháp xử lí trần nhà bị nứt

Nứt trần nhà cần phải xử lí ngay để tránh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe
Nứt trần nhà cần phải xử lí ngay để tránh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe

Sau khi đã tìm hiểu kĩ được nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt trần nhà, để có thể xử lí hiện tượng này một cách tốt nhất thì bạn cần phải xác định cụ thể là trần nhà  bị nứt trên bề mặt lớp vữa  hay vết nứt sâu bên trong kết cấu bê tông. Đối với những trường hợp chỉ nứt trên bề mặt tô vữa, vết nứt này hầu như sẽ không phát triển thêm, chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan và cách khắc phục cũng rất đơn giản. Một số biện pháp xử lí trần nhà bị nứt:

  • Xử lý nứt trần khu vực bề mặt và tại vị trí các vết nứt. Đối với các vết nứt lớn cần đục hình chữ V với chiều sâu khoảng 1,5cm, đối với các vết nứt lớn cần vệ sinh sạch sẽ trong khe nứt để tạo độ bám cho lớp chống thấm thi công giai đoạn sau.
  • Sử dụng các loại dụng cụ như chổi sắt, máy hút, thổi bụi, vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực cần thi công xử lý nứt trần và chống thấm.
  • Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào từng loại vật liệu chống thấm dột được lựa chọn theo mong muốn của khách hàng mà có những phương án thi công khác nhau. Bạn có thể sử dụng một số loại vật liệu chống thấm thông dụng như: Bơm keo Epoxy, thanh trương nở, vật liệu chống thấm có khả năng co ngót,…

Xem thêm:

  1. Tìm hiểu về hiện tượng nứt dầm bê tông
  2. Tìm hiểu về nguyên nhân gây nứt dầm bê tông
  3. Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Hiện tượng nứt trần nhà cần phải được xử lí ngay để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thân yêu của bạn cũng như sức khỏe của người thân trong gia đình.

Mọi thắc mắc xin quý khách liên hệ:

Hotline: 0901.728.872

Email : tuvankientruc902@gmail.com 

Địa chỉ : Văn phòng giao dịch  1602 – Tầng 16 tòa nhà A4 – Hàm Nghi – Nam Từ Liêm – Hà Nội.