Tìm hiểu kết cấu móng đơn
5 (100%) 1 vote

(Maunhadep902.com) Móng đơn là loại móng phổ biến nhất, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng với tải trọng trung bình và yếu như nhà 1 tầng, nhà 2 tầng và nhà 3 tầng. Loại móng này rất dễ thi công và không tốn quá nhiều chi phí như các loại móng khác. Vậy kết cấu móng đơn như thế nào, tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.

1. Kết cấu móng đơn và chân cột

Kết cấu móng đơn
Kết cấu móng đơn

Móng đơn được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày có 1 cột trụ duy nhất. Đối với các công trình dân dụng và công nghiệp nói chung thì đáy móng cần phải đặt trên một lớp đất tốt và có chiều sâu ít nhất là 1m để tránh sự thay đổi giữa vùng giáp ranh của lớp đất tốt và xấu, không nên đặt móng trên mặt đấy hay trên nền mới đắp để tránh sự phá hoại của các yếu tố thời tiết như xói mòn. sạt lở đất hay lún đất do nền đất mới. Móng phải đặt ở độ sâu tránh sự trương nỡ của loại đất có tính trương nỡ khi bị bão hòa nước.

Kết cấu móng đơn
Kết cấu móng đơn

Móng đơn lắp ghép dưới cột có thể làm từ một hay nhiều tảng, trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần trục và các phương tiện vận chuyển. Trọng lượng của một khối rơi vào khoảng 2.5 đến 6 tấn. Trong kết cấu bê tông toàn khối, thép cột được đặt và neo vào bản đế  của móng đơn. Cấu tạo chi tiết liên kết này là được áp dụng thực tế như nhau ở hầu hết các nước trên toàn thế giới.

Theo hình vẽ ở trên, thép cột được neo chắc chắn vào đế móng. Như vậy tính liên tục của toàn bộ kết cấu được bảo toàn. Điều này đồng nghĩa với nếu có momen tại chân cột thì có khả năng momen này truyền vào đế móng.

2. Các bước thi công móng đơn

Bước 1: Giải phóng, san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng bằng cách chặt hết tất cả cây cối, dọn dẹp hết rác thải để mọi quá trình đào móng được diễn ra dễ dàng và thuận lợi. Ngoài ra, cần chuẩn bị hết tất cả nguồn lực, nguyên vật liệu cũng như thời gian cụ thể để tiến hành thi công.

Giải phóng, san lấp mặt bằng
Giải phóng, san lấp mặt bằng

Bước 2: Đóng cọc

Nhìn vào bản vẽ thi công để xác định chính xác vị trí của từng ô cọc, kích thước bao nhiêu và khoảng cách giữa các ô như thế nào. Đối với những nơi có nền đất yếu cần chuẩn bị công tác thiết kế thật kỹ càng để mọi việc diễn ra thuận lợi. Việc đóng cọc được thực hiện bằng các thiết bị máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ, giám sát của con người.

Đóng cọc
Đóng cọc

Bước 3: Đào hố

Sau khi đóng cọc để chúng cố định trên nền đất, đào đất để tiến hành lắp cốt pha. Khi đào móng người đào cần phải đo lường thật kỹ độ nông, độ sâu của móng dựa vào loại đất ở công trình xây dựng.

 

Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng

Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng để quá trình thi công tiếp theo được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Làm phẳng hố móng được thực hiện bằng cách san trải đều mặt hố hoặc cách khác có thể dử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo cho bề mặt hố luôn bằng phẳng. Tiếp đến, sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng.

Làm phẳng mặt hố móng
Làm phẳng mặt hố móng

 

Bước 5: Ghép cốt pha móng

Sau khi tiến hành bước 6, ta tiếp tục tiến hành bước ghép cốt pha móng bằng cách ghép các mảnh gỗ lại với nhau để chuẩn bị cho bước tiếp theo là đổ bê tông móng.

Bước 6: Đổ bê tông

Đổ bê tông
Đổ bê tông

Sau khi ghép cốt pha ta đổ bê tông móng bằng cách trộn các loại đá nhân tạo với xi măng, cát, nước dựa theo tỷ lệ nhất định để liên kết các chất liệu lại với nhau để đảm bảo độ rắn chắc của công trình.

Bước 7: Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông

Ngay sau khi đổ bê tông khoảng 4 tiếng ta tiến hành phun nước lần 1 để đảm bảo độ ẩm cho bê tông. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần và ban đêm tưới ít nhất 2 lần, những ngày sau bạn cần phun 3 lần một ngày là đủ. Bê tông đảm bảo được độ ẩm sẽ giúp móng nhà không bị khô, nứt nẻ.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!