Hướng dẫn cách tính bậc tam cấp cho những ai chưa biết
3.6 (71.76%) 17 votes

 Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp như thế nào? Đây chắc hẳn là 2 câu hỏi đang có rất nhiều người thắc mắc và muốn tìm câu trả lời chính xác. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!

1. Bậc tam cấp là gì?

cách tính bậc tam cấp

Bậc tam cấp là một chi tiết khá phổ biến trong các công trình xây dựng nhà dân dụng như nhà ở (đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng theo hướng nhà cổ, nhà 3 gian)  đền, chùa…. Tam cấp có nghĩa là công thức tính bậc  theo quy luật Thiên – Địa – Nhân. Trong các công trình xây dựng nhà ở, từ ngày xưa ông cha ta thường làm 3 bậc thềm trước nhà để phân chia không gian trong nhà, ngoài sân và thuận tiện cho việc đi lại, lên xuống nên mới có tên gọi là bậc tam cấp. Còn với những công trình có số bậc nhiều hơn 3 thì người ta sẽ xây dựng số bậc là bội số của 3 theo quy luật Thiên – Địa – Nhân.

Xem thêm

Nhiều người vẫn nhầm lẫn cách tính bậc tam cấp với cách tính “sinh – lão – bệnh – tử”, đây là một  hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng. Cách tính bậc tam cấp chỉ áp dụng đối với khu vực nối liền giữa sân và nhà, không tính cho cầu thang. Còn cách tính sinh- lão- bệnh-tử thì áp dụng cho cách tính số bậc cầu thang.

2. Cách tính bậc tam cấp

Đúng như với tên gọi của nó. trong trường hợp này chúng tôi sẽ dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp, tứ cấp…. và từ bậc chúng tôi sẽ dùng để chỉ chung cho việc lên xuống mỗi một nấc tam cấp và nấc cầu thang.

Có thể hình dung cách chia như sau: làm một tam cấp, rồi mang tam cấp ấy đặt vào sân chỗ lên (vào) nhà, ta có các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này), như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp)

– Trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).

Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn nhà (xin xem hình vẻ bên dưới).

cách tính bậc tam cấp

Vậy, là tam cấp nhưng khi dùng nối liền giữa sân và nhà thì có tất cả là 5 bậc. (tính cả bậc trước thềm nhà và bậc dưới sân).

3. Cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” cho bậc tam cấp

Áp dụng cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” vào trong “tam cấp” thì sẽ như thế nào? Câu hỏi này cũng khiến rất nhiều người thắc mắc. Rất nhiều người khi đem cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng, nhưng thực chất ra nếu bạn biết được nên đặt “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng.

Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là “lão”và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử” theo cách tính tuần tự như trên.

Theo quan điểm cá nhân của tôi nghĩ rằng , sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được, một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là “tử” cho được. Chính xác, sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này mọi thắc mắc từ bấy lâu nay của bạn đã được giải đáp. Chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.