Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử bạn đã biết?
3 (60%) 2 votes

(Maunhadep902.com) Trong phong thủy, cầu thang là nơi dẫn nguồn sinh khí lưu thông trong nhà nên khi thiết kế cần phải đặc biệt chú ý về kết cấu và số bậc cầu thang. Khi tính số bậc cầu thang, người ta thường tính theo quy luật “Sinh – lão – bệnh – tử”, vậy cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử như thế nào, chú ý đọc trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử thu hút tài lộc

Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Cầu thang ngoài có chức năng chính là nối liền tầng 1 với tầng 2 giúp mọi người có thể lên xuống dễ dàng ra. Trong phong thủy, cầu thang cũng chính là nơi lưu thông dòng chảy năng lượng giữa 2 nhà. Một khi thiết kế cầu thang đúng chuẩn phong thủy, thì các luồng năng lượng này sẽ lưu thông tích cực hơn, tạo ra may mắn về công danh, tiền bạc cho gia chủ.

Khi thiết kế cầu thang, ngoài việc đặt ở đâu, diện tích bao nhiêu thì cái mà mọi người cũng phải quan tâm đến là thiết kế cầu thang bao nhiêu bậc. Bậc cầu thang thông thường sẽ được tính theo quy luật “Sinh – lão- bệnh – tử“, giống như một vòng tuần hoàn của con người vậy, cũng sinh ra, già, bệnh và chết đi.

Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Theo công thức này, bậc cầu thang sẽ được tính từ bậc đầu tiên cho đến bậc cuối cùng. Bậc đầu tiên ứng với “Sinh”, bậc thứ hai ứng với “Lão”, bậc thứ ba ứng với “Bệnh”, bậc thứ tư ứng với “Tử”, bậc thứ năm ứng với “Sinh”…. Rồi tiếp tục tuần hoàn theo trình tự như vậy với các bậc tiếp theo ứng với “Lão, Bệnh, Tử, Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Sinh…” cho đến bậc cuối cùng, sao cho bậc cuối cùng ứng với chữ “Sinh” là tốt nhất trong phong thủy.  Số bậc cầu thang nên rơi vào “sinh” trong sinh lão là tốt nhất.

2. Những lưu ý khi thiết kế bậc cầu thang

Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

– Khi thiết kế cầu thang ở bất cứ nơi nào, kể cả cầu thang lên xuống trong nhà thì bạn phải thiết kế cầu thang với số bậc là 1, 2, 5, 10, 13, 14, 17 và 22 để mang lại may mắn, tránh những điều rủi ro có thể xảy đến do thiết kế cầu thang với số bậc sai.

– Cầu thang cũng không nên đối diện với cửa cổng, cửa chính trong nhà, như vậy sẽ rất dễ để người ngoài để ý, từ đó nguy cơ mất cắp rất cao.

– Cầu thang không nên để đối diện với phòng tắm hoặc phòng ngủ, bởi đây là những nơi cần đến sự riêng tư.

– Cầu thang không nên đặt ở vị trí trung tâm củ ngôi nhà, vì thiết kế như thế sẽ rất tốt diện tích, làm căn nhà thêm chật chội.

– Khi thiết kế hoặc trang trí cầu thang không nên sử dụng gam màu đỏ, bởi gam màu nóng này sẽ rất dễ gây cảm giác tức mắt, ngu hiểm cho người lên xuống.

– Cầu thang không nên mặt đối mặt với một góc nhà, nếu trong nhà thiết kế hẳn 2 chiếc cầu thang thì nên để chúng chếch nhau chứ không nên để cùng một hướng.

– Bậc cầu thang phải được thiết kế với diện tích cừa phải, không quá dốc cũng không quá hẹp, uốn lượn quá như vậy sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển. Lối đi lên xuống này luôn phải được đảm bảo về yếu tố ánh sáng.

3. “Cứu nguy” với những cầu thang thiết kế không may mắn

Với những ngôi nhà được thiết kế từ rất lâu hoặc do không biết nên đã phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy khi thiết kế cầu thang, dẫn đến những điều không may mắn thường hay xảy ra với gia đình. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng những vật dụng trang trí để tạo ra sự cân bằng về mặt năng lượng. Ví dụ như một chiếc chuông gió hoặc đèn lồng treo trước cửa chính của ngôi nhà, nó có thể hóa giải những sát khí do thiết kế cầu thang sai cách mang lại.