Cách làm móng nhà chắc chắn
5 (100%) 1 vote

(Maunhadep902.com) Để có một căn nhà vững chắn, bền bỉ theo năm tháng, chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì yếu tố đầu tiên mà mọi người cần phải quan tâm đến trước khi làm nhà đó là làm sao cho móng nhà chắn chắn. Hãy đọc thật kỹ bài viết cách làm móng nhà chắc chắn đến từ 902 Studio để có thêm nhiều kinh nghiệm khi xây dựng nhà ở nhé.

Để đảm bảo móng nhà luôn được chắn chắn, bạn cần phải biết được những nguyên nhân chủ yếu làm móng nhà yếu, sụt lún. Chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 6 điều cần tránh trước khi làm nhà để có một ngôi nhà vững chắc nhất:

1. Một số sai lầm khi làm móng nhà

1. Khảo sát địa chất không kỹ

Cách làm móng nhà chắc
Khảo sát, đo đạc không kỹ lưỡng có thể dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc chắn

Rất nhiều hộ gia đình khi xây nhà không tiến hành bước đo đạc, kiểm soát địa chất hoặc nếu có cũng chỉ tiến hành qua loa, sơ sài. Khảo sát địa chất sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng đất của nhà mình, xét xem loại đất ấy có phù hợp để xây nhà hay không và có những biện pháp gì để có thể xây nhà trên những loại đất ấy mà không lo nhà ở bị sụt lún khi xây.

Một số loại đất được “lưu ý” khi xây nhà:

  • Đất sét: Đây là loại đất có khả năng hút nước rất kém do kết cấu các phần tử đất quá chặt. Khi xây nhà trên mảnh đất này rất có thể sẽ gây lên hiện tượng tồn đọng nước, trong nhà dễ bị ẩm thấp khiến nhiều ruồi muỗi sinh sôi nảy nở.
  • Đất xốp: Ngược với đất sét, đất xốp có các hạt phân tử cấu tạo rất lỏng lẻo do vậy khả năng chịu lực rất kém, dễ dẫn tới tình trạng nhà lún nếu ngập lụt quá lâu hay do nguồn nước thải tích tụ làm lỏng lẻo cấu tạo các phần tử đất.

2. Thiết kế không tốt

Cách làm móng nhà chắc
Thiết kế móng không tốt

Thiết kế móng không tốt, không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc, dễ bị sụt lún. Sau đây là thông tin về một số loại móng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Móng sâu: Đây là loại móng tương đối sâu, chỉ sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng hay các tòa văn phòng, chung cư… Loại móng này không nên xây ở những nơi có mạch nước ngầm lớn bởi sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng sụt lún khi mưa to, gió lớn.
  • Móng nông: Độ sâu từ 1.2÷3.5m được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhẹ, trung bình. Đối với các tòa nhà 2- 5 tầng người ta thường dùng móng cọc khoan nhồi có đường kính cọc phổ biến từ 0,8m – 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ð 1,2m.

3. Thi công không đảm bảo

Thi công không tuân thủ quy trình và các quy định sẽ dấn đến nhiều tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra như nứt sàn bê tông, thấm sàn, ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của một công trình. Vì thế, bạn cần chú ý, tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đưa vào triển khai.

4. Chất lượng nguyên vật liệu kém

Cách làm móng nhà chắc
Chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn tới độ chắc chắn của móng nhà

Chất lượng của nguyên vật liệu có tác động khá lớn tới kết cấu móng nhà. Khi làm móng nhà bạn nên chọn những nguyên vật liệu tốt, đừng vì tiếc tiền mà lựa chọn những chất liệu rẻ tiền có thể dẫn tới chất lượng công trình kém đi, móng nền nhà yếu kém. Khi mua nguyên vật liệu bạn cũng cần kiểm tra kỹ càng chất lượng của nó, bởi người ta có thể ăn gian khối lượng nếu bạn lơ là.

5. Thợ thi công thiếu kinh nghiệm

Cách làm móng nhà chắc
Nhà thầu thiếu kinh nghiệm

Khi lựa chọn nhà thầu thi công, bạn nên chọn những nhà thầu có đội ngũ thợ thi công đã có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo móng nhà được đổ đúng quy trình, kết cấu nền móng ổn định và công trình khi hoàn thiện luôn vững chắc đảm bảo an toàn cho người ở.

Khi thi công gia đình cũng nên giám sát thật chặt chẽ quá trình thi công để kịp thời phát hiện những sai lầm do sơ suất.

2. Các loại móng phù hợp với mẫu thiết kế nhà 2 tầng

Móng băng

Móng băng là cách làm móng nhà 2 tầng đơn giản được thiết kế với chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng nhà thiết kế cho nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới dãy cột, dưới tường. Khi móng băng được sử dụng dưới dãy cột, người ta gọi đó là kiểu móng băng giao thoa.

Với điều kiện đất nền không được tốt, móng băng là loại móng khá phù hợp cho ngôi nhà 2 tầng của bạn. Móng băng thích nghi được ở mọi điều kiện đất nền, địa chất. Tình trạng sụt lún khi thi công móng băng sẽ hiếm xảy ra, nếu có cũng là lún đều. Ngoài ra, đây cũng là loại móng nhà 2 tầng rất dễ thi công.

Lưu ý khi xây móng băng cho nhà 2 tầng đó là trường hợp móng băng là móng cứng nhưng lại có chiều sâu đặt móng lớn thì chúng ta nên lựa chọn thay thế bằng móng băng mềm. Với phương pháp mà các kỹ sư xây dựng đưa ra, chúng ta có thể giảm được chiều sâu đặt móng, nhờ đó có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc thi công đổ móng.

Khi tính kích thước của loại móng này, chúng ta sẽ phải tính toán chiều cao dầm móng. Cụ thể là chiều cao của móng băng nhà 2 tầng sẽ bị chi phối bởi nhịp của cột và chiều cao của tầng nhà. Đối với những căn nhà 2 tầng thông thường. Dầm móng băng sẽ được thiết kế bằng 1/10 chiều dài của nhịp có kích thước lớn nhất.

Móng cọc

Móng cọc của nhà 2 tầng là loại móng được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo ra kết cấu móng vô cùng vững chắc. Với thiết kế này, móng cọc thường được lựa chọn sử dụng trong những trường hợp ngôi nhà 2 tầng chuẩn bị xây có nền đất yếu, dễ sụt lún, địa hình phức tạp, đất vượt ao hồ…

Hiện nay, đa phần các mẫu nhà 2 tầng tại nông thôn sẽ không thông qua khảo sát nền đất và sự tính toán kỹ lưỡng về việc sử dụng khoảng bao nhiêu cọc cho công trình. Do đó, một điều lưu ý khi thiết kế thi công móng cọc, chúng ta cần phải hoạch định rõ về số lượng cọc để công trình đảm bảo tiêu chuẩn tốt nhất.

Tải trọng bề mặt sàn, trọng tải của tường xây, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng).

Lựa chọn máy ép cọc thế nào cho đúng chuẩn? Khi chúng ta thực hiện lựa chọn máy ép cọc thì phải lưu ý rằng lực ép của máy phải lớn hơn 15% tải trọng động.

Khi thực hiện thi công ép cọc, tất cả những gì chúng ta làm chỉ đơn giản là xem chỉ số và giám sát toàn bộ công trình thi công của mình.

Kích thước đài là bao nhiêu? Tùy theo từng số lượng của cọc, thép đặt và kích thước dầm móng, chúng ta sẽ thiết kế đài móng phù hợp để tạo thành một khối vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà.

Xem thêm:

Các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay mà bạn có thể cần

 Bạn đã biết cấu tạo của móng băng và móng bè?

Tìm hiểu cấu tạo của móng bè

Trên đây là một số sai lầm rất hay gặp phải khi xây dựng nhà cửa làm móng nhà không chắc chắn, dễ gây sụt lún khi trời mưa to, ngập lụt…Hy vọng nhờ bài viết hữu ích này của chúng tôi mà bạn sẽ có giải pháp để đảm bảo được chất lượng của công trình nhà ở của mình.