Các loại mái nhà ở Việt Nam đẹp độc đáo và dễ xây
5 (100%) 1 vote

Tổng hợp tất cả các loại được ưa chuộng rộng rãi, mỗi loại mái có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, khi thi công xây dựng mái nhà, chủ nhà thường không chú tâm đến vấn đề kiểu mái nào phù hợp với điều kiện thời tiết và vật liệu nào an toàn và tiết kiệm, dễ dàng tháo dỡ láp đặt, bảo dưỡng chống thấm dột mái. Phân loại theo hình thức mái: Nhà mái dốc (nhà mái thái), nhà mái bằng, nhà mái lệch,..theo kết cấu: mái ngói, mái tôn,..

Các loại thiết kế mái nhà được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

1. Phân loại mái nhà theo hình thức của mái

Nhà mái dốc

Nhà mái dốc hay còn gọi nhà mái thái là một trong những thiết kế mái được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam từ xưa cho đến các thiết kế nhà hiện đại ngày nay.
Thiết kế mái dốc là kiểu mái đặc trưng được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4 (kiểu nhà dốc 2 bên), nhà mái ngói 3 gian
Hiện nay các mẫu thiết kế biệt thự cũng đang áp dụng kiểu mái dốc này, áp dụng kiểu mái dốc 2 bên, các công trình nhà biệt thự với thiết kế mái giật cấp ấn tượng với khoảng 2- 3 mái tạo cho ngôi nhà sự bề thế và sang trọng.

 

Các kiểu thiết kế nhà mái dốc mới
Các kiểu nhà mái dốc

 

Mẫu thiết kế nhà mái dốc 2 tầng
Thiết kế nhà mái dốc 2 tầng

Kiểu nhà 2 mái dốc cấp 4

Kiểu mái một dốc
Kiểu mái một dốc
Biệt thự 3 tầng 2 mặt tiền đẹp
Mẫu nhà mái dốc (mái thái) cách tân

Nhà mái bằng

Nhà mái bằng được du nhập vào nước ta bởi trào lưu kiến trúc phương Tây. Thiết kế mái bằng với đặc trưng là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà.
Mái được đổ bằng chất liệu chủ yếu là bê tông nên giúp cho ngôi nhà thêm vững chắc, chống nắng, dột.

Các lớp cấu tạo nhà mái bằng

Nhà mái bằng với đặc trưng là 1 mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà sẽ mang đến cho công trình nhà biệt thự sự sang trọng và hiện đại , trẻ trung khi nhìn ngắm toàn bộ thiết kế kiến trúc cho công trình nhà đẹp này
Thiết kế nhà mái bằng giúp nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của công trình.

Ưu điểm của thiết kế nhà mái bằng

Mái bằng có ưu điểm là có độ dốc nhỏ 5-8%, do đó chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.
Mặt sàn của mái có thể kết hợp làm sân thượng, sân phơi.

Nhược điểm của thiết kế nhà mái bằng

Thiết kế nhà mái bằng cũng có rất nhiều hạn chế: nóng do lớp bê tông, lớp hồ dầu quét để chống thấm không đủ tỏa nhiệt và cách nhiệt.
Mái bằng công trình được đổ bằng chất liệu chủ yếu là mái bê tông.
Vì vậy khối lượng kết cấu thường nặng hơn so với những thiết kế mái khác do phải chịu một khối lượng vật liệu bê tông, sắt khá lớn
Nhà mái bằng không dột nhưng việc thấm nước và tạo thành những vệt nước hay màu ố dưới trần cũng làm chúng ta khó chịu.

Các loại mái phổ biến
Kiểu nhà mái bằng

Nhà mái lệch

Nhà mái lệch cũng là một trong những loại mái nhà mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
Về mặt kết cấu, mái lệch giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên, độ chênh lệch và dốc hai bên mái khác nhau, mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt
Nhà mái lệch với các mặt cắt không cân xứng nhưng đầy tính gợi mở về môi trường sống giàu nét tự nhiên sẽ tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho gia chủ.

Mẫu nhà 2 tầng mái lệch hiện đại
Mẫu nhà 2 tầng mái lệch hiện đại

2. Phân loại mái nhà theo kết cấu mái nhà

Mái bê tông cốt thép

Kết cấu mái bê tông cốt thép

Mái bê tông cốt thép có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép.
Mái bê tông phải bảo đảm được yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng , do cấu tạo các lớp mái khác với các lớp sàn.
Cấu tạo cốt thép tuỳ thuộc và diện tích mái công trình mà kĩ sư sẽ tính toán được khối lượng thép cũng như vật liệu xây dựng mái phù hợp cho toàn bộ công trình

Kết cấu mái bê tông cốt thép
Kết cấu mái bê tông cốt thép

Mái khung (giàn) phẳng với vật liệu tre – gỗ – thép

Mái khung thường được sử dụng trong những thiết kế khu du lịch sinh thái hay nghỉ dưỡng đem đến cảm giác ấm cúng và mát mẻ trong quá trình sử dụng
Vật liệu thường được sử dụng cho thi công mái khung là: tre, gỗ, thép
Kiểu mái khung giàn thường không phổ biến trong khi thiết kế mái nhà ở đặc biệt là thiết kế mái biệt thự do những yêu cầu về mặt tải trọng khá thấp.

Nhược điểm xà gồ vật liệu gỗ

– Chi phí đầu tư quá cao do giá gỗ ngày càng tăng và khó mua.
– Dễ bị mối mọt dẫn tới võng mái ,sập mái, thanh gỗ luôn bị cong vênh võng theo thời tiết, độ ẩm do vậy mái không phẳng.
– Dễ bị cháy gây hỏa hoạn nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

Thiết kế mái khung gỗ ấn tượng
Thiết kế mái khung gỗ ấn tượng

Mái giàn thép không gian

Mái giàn thép không gian là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian.
Ưu điểm mái giàn mái không gian
Giàn không gian có ưu điểm vượt trội là có kết cấu vững chắc, kiến trúc đẹp, độc đáo.
Kết cấu giàn không gian được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng trên thế giới do tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh (chịu lực dọc) dẫn đến tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng.

Mái giàn thép không gian giá rẻ
Kết cấu mái giàn thép không gian

3. Phân loại mái nhà theo vật liệu

Mái ngói

Nhà mái ngói là lựa chọn hàng đầu của các gia chủ khi thiết kế mái nhà.
Mái ngói mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho kiến trúc của ngôi nhà.
Hiện nay, việc lợp ngói bằng hệ thống vi kèo, xà gồ gỗ giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn.
Khi thi công mái ngói nên chọn thép mạ sẽ không bị rỉ sét như thép hộp, thời gian sử dụng được lâu hơn.
Để tránh tình trạng thấm dột mái ngói, sau khi lợp xong bạn nên hạn chế đi lại trên mái ngói để không làm xuất hiện vết nứt làm nước mưa len lỏi qua kẻ nứt dẫn đến thấm dột.

Mái ngói đỏ truyền thống
Mái ngói đỏ truyền thống

Nhược điểm của kiến trúc nhà mái ngói

Phụ thuộc vào tay nghề của thợ, nếu thi công không tốt thì sẽ bị dột, đặc biệt khi mưa lớn thì dột nhiều hơn, ảnh hưởng đến các phần khác của căn nhà như trần thạch cao, các thiết bị,…

Mái bêtông cốt thép

Tương tự như phần 2.1 Mái bê tông cốt thép.
Ngoài ra hiện nay mái bê tông dán ngói cũng được sử dụng trong rất nhiều công trình kiến trúc
Biện pháp thi công của mái bê tông dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên.

Nhược điểm mái bê tông dán ngói

Khối lượng của bộ mái khá nặng (bao gồm dầm, tấm bê-tông cốt thép, vữa hồ xi-măng)
Mái bê tông dán ngói bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian thi công lâu và phức tạp. Nếu bề mặt rộng thì dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi nên hiện tượng thấm dột trong kết cấu thường xảy ra.
Khi sửa chữa, chống thấm khó khăn vì lớp ngói bên ngoài “dính” vào sàn bê-tông, đồng thời nước ngấm bên trong giữa các viên ngói rất khó tìm vị trí thấm chính xác.

Mái bê tông dán ngói hay mái lợp ngói
Mái bê tông dán ngói hay mái lợp ngói
Cấu tạo mái bê tông dán ngói

Mái tôn

Mái tôn là loại mái rất phổ biến trong các thiết kế nhà hiện đại, ưu điểm của phương pháp lợp mái tôn có chi phí rẻ và thời gian thi công xây dựng nhanh và giá thánh khá rẻ.
Về mặt thẩm mỹ, mái tôn cũng có đầy đủ kiểu dáng và vẻ ngoài giống như mái ngói đến 90%, nhưng so về chất lượng thì không bằng mái ngói thật.
Nhiều người lo ngại lợp bằng mái tôn khả năng chống nóng không cao. Hiện nay thị trường có nhiều loại mái tôn khác nhau phục vụ cho nhiều công trình. Chẳng hạn các loại tôn chống nóng, chống ồn như: Tôn mát, Cát Tường, bông thủy tinh
Trên thực tế, mái tôn được sử dụng phổ biến để lợp mái cho nhà kho, nhà xưởng…
Loại mái nhà này có trọng lượng khá nhẹ với nhiều dạng khác nhau như sóng vuông, sóng tròn hay tôn giả ngói cho bạn lựa chọn.

Mái tôn nhà hiện đại
Mái tôn nhà hiện đại

Nhược điểm của thiết kế mái tole

Mái tole cũng có những nhược điểm đáng kể như hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ tầng mái tăng cao, gây tiếng ồn khi trời mưa hoặc có một lực tác động.
Sau một thời gian sử dụng, mái lợp tole luôn đưa ra những hạn chế mà người ở trong ngôi nhà không kiểm soát được do những tình trạng của nó gây nên như dột, nóng, và rất dễ bị bay cả mái tole khi có gió lớn

Mái kính (kết cấu gỗ, thép)

Mái kính thường được sử dụng nhiều ở những khu nhà phân lô, mặt phố, nhà liền kề… do không đủ không gian nên nhà bị thiếu ánh sáng tự nhiên, nguồn cấp gió tươi, không khí sẽ không điều hoà được.
Mái kính vừa có tính thẩm mỹ tạo nên không gian đẹp, sang trọng hiện đại và ấn tượng, hứng trọng toàn bộ ánh sáng tự nhiên giúp không gian mở rộng và tiết kiệm điện năng cho căn nhà.
Mái kính là một lựa chọn tốt nhất cho việc trang trí ngoại thất.
Mái kính có thể sử dụng ở những diện tích lớn, không gian rộng như mái sảnh chính của tòa nhà cho tới những diện tích nhỏ hơn như mái sảnh, mái tum, mái giếng trời… trong nhà ở gia đình

Cấu tạo mái che kính

Hệ thống mái kính sử dụng kính cường lực hay kính dán an toàn để thi công trên các hệ khung sắt, khung nhôm, khung inox.
Hệ khung được gia cố cẩn thận, sử dụng keo kết cấu rất an toàn hoặc kết hợp với các phụ kiện khác như spider đảm bảo tính chịu lực tốt, độ bền cao.

Ưu điểm mái kính

– Che chắn mưa gió, điều chỉnh ánh sáng khúc xạ vào nhà.
– Giúp lấy ánh sáng tự nhiên, giảm độ chói sáng và ngăn ánh sáng có hại.
– Thiết kế gọn nhẹ, kiểu dáng sang trọng, thẩm mỹ tăng them giá trị kinh tế cho ngôi nhà bạn.
– Tuổi thọ độ bền cao, không phải thường xuyên bảo trì hoặc thay thế như các giải pháp che nắng khác.

Thi công mái nhà bằng kính cường lực giá rẻ
Mái nhà bằng kính

Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt

Được sản xuất trên dây truyền công nghệ và nguyên vật liệu chính hạt nhựa Bayer của Đức, cộng với các loại nhựa khác như thermoplastic, aromatic polysodium và các phụ gia – hóa chất khác tạo ra sản phẩm chất lượng – có tuổi thọ cao.
Tấm lợp lấy sáng đặc ruột có các đặc tính chống nhiệt, cách điện, xuyên sáng tốt và khả năng tự phân hủy (thân thiện môi trường), nên là sự lựa chọn thông minh và đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình tương lai.
Tấm polycarbonate đặc có độ trong suốt tương đương với kính, nhưng lại có độ bền hoàn toàn vượt trội (> 200 lần so với Kính) và nhẹ hơn ½ trọng lượng của kính.

Thi công xây dựng mái nhà bằng tấm lợp nhựa thông minh
Mái nhà bằng tấm lợp nhựa thông minh

Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái được sản xuất từ vỏ hộp sữa giấy mà thành phần chính là hỗn hợp nhôm – nhựa, được xử lý dưới áp suất và nhiệt độ cao.
Tấm lợp sinh thái được ứng dụng rộng rãi trong mọi công trình tiện ích cũng như các khu resoft vien biển , các nhà máy xi mạ hóa chất, sx nước đá, nấu gan thép, nhà máy bao bì.
Với tính năng Không ồn, không bị oxi hóa bởi axit muối biển. Điều này đã tạo ra sự tin dùng của các chủ đầu tư đang băng khoăn hay do dự khi sử dụng vật liệu không bao gồm những tính năng như tấm lợp sinh thái Onduline.

Ưu điểm của tấm lợp sinh thái

– Chi phí tốt hơn so với ngói thường.
– Không rỉ sét, tuổi thọ cao, bền bỉ với thời gian.
– Thân thiện với môi trường do nguyên liệu được tái chế từ vỏ hộp sữa giấy.
– Khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm tốt với độ dày 3.5 mm.
– Khả năng chịu được lực nén, lực uốn cao.
– Chịu được thời tiết khắc nghiệt và không bị hóa chất ăn mòn.

Kích thước tấm lợp sinh thái Onduline, Đồng Tiến

Kích thước: 2300 x 1040 mm
Độ dày: 4.5 mm (min)
Trọng lượng trung bình: 13,5 kg
Chiều cao sóng: 25 mm
Chiều rộng sóng: 75 mm

Mẫu mái nhà bằng tấm lợp sinh thái
Mái nhà bằng tấm lợp sinh thái

4. Phân loại mái nhà theo phong cách kiến trúc

Mái marsand

Mái marsand là kiểu kiến trúc mái được ra đời ở Châu Âu, là đại diện cho những công trình mang âm hưởng kiến trúc cổ điển.
Đặc biệt, thiết kế mái marsand cho phép người chủ gia đình tận dụng được toàn bộ không gian tầng mái để sử dụng, thiết kế mái với chiều cao, vật liệu mái và những chi tiết phào chỉ trang trí mái ngói cho công trình nhà biệt thự vẻ bề thế, hoành tráng và vô cùng sang trọng.
Mái marsand là lựa chọn tuyệt vời cho những công trình mang phong cách cổ điển hay tân cổ điển khi xây dựng nhà.

Kiểu thiết kế mái Marsand phong cách cổ điển
Thiết kế mái Marsand phong cách cổ điển

Thiết kế mái nhà hợp phong thủy

Theo phong thủy mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán, mái nhà trong phong thủy có vị trí cực kỳ quan trọng.
Mái nhà xét theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành cần có tính tương sinh với cấu trúc của căn nhà thì mới đạt được độ hoàn hảo về phong thủy.
Ngoài ra theo các nhà phong thủy thì mái nhà bằng phẳng được xem là không phù hợp để làm nơi trú ẩn.
Vì vậy mái nhà có quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên.

Màu sắc mái nhà hợp phong thủy

Cách đơn giản nhất để lựa chọn màu sắc mái khi xây nhà là chọn màu trùng với mệnh của chủ nhân.
Ví dụ: người mệnh Hỏa chọn tôn lợp màu đỏ (vì màu đỏ thuộc hành Hỏa), người mệnh Kim chọn tôn lợp màu ánh bạc (vì màu ánh bạc thuộc hành Kim).
Hoặc chọn theo nguyên lý tương sinh – tương khắc của ngũ hành.
Ví dụ: người mệnh Hỏa nên chọn các màu xanh lục vì màu này thuộc mệnh Mộc (Mộc sinh Hỏa – tương sinh), và kỵ màu ánh bạc vì màu này thuộc hành Kim (Hỏa khắc Kim – tương khắc).
Ngoài ra gia chủ có thể cần nhắc thêm các yếu tố khác như: Màu xanh là màu của nước nếu mái nhà làm màu xanh sẽ không hợp phong thủy chút nào và cực kỳ xấu. Bởi nhiều người quan niệm nước trên mái nhà có nghĩa là khi nước tràn xuống núi sẽ gây ra những tổn thương, mất mát.

Nên chọn mái nhà màu gì?

Qua các quan điểm về phong thủy ở trên, khi phối cảnh ngoại thất cho kiến trúc ngôi nhà, chủ nhà hay sử dụng các màu như đỏ, nâu sẫm; ngoài ra thường kiêng việc lợp mái màu xanh.